13 thành phố chuẩn bị cấm xe hơi trên thế giới
Năm 2015, thành phố Oslo của Na Uy tuyên bố cấm tất cả xe hơi từ trung tâm thành phố bắt đầu từ 2019. Theo tờ Guardian, kế hoạch này đã bị sự phản đối từ các doanh nghiệp, nên thành phố đề ra giải pháp thông minh.
Thay vì loại bỏ xe hơi, hội đồng thành phố Oslo nói vào tháng 6/2017 rằng sẽ khó khăn hơn cho xe hơi chạy đến đó bằng cách cấm các bãi đỗ xe. Một vài tháng trước đó, Na Uy cũng xác nhận rằng họ sẽ loại bỏ xe chạy bằng dầu diesel và xăng trên toàn quốc vào năm 2025.
Các thành phố ở Na Uy không phải là nơi duy nhất sẵn sàng loại bỏ xe hơi. Những nhà hoạch định đô thị và các nhà lập chính sách trên khắp thế giới đã bắt đầu nghĩ cách để tạo ra nhiều không gian hơn cho người đi bộ và giảm khí thải CO2 từ diesel.
Dưới đây là 13 thành phố bắt đầu trào lưu loại bỏ xe hơi trên thế giới.
Oslo của Na Uy sẽ thi hành chính sách cấm xe vào năm 2019
Oslo. (Ảnh: George Rex/Flickr) |
Oslo dự định sẽ cấm vĩnh viễn tất cả các xe vào trung tâm thành phố từ năm 2019, tức 6 năm trước khi lệnh cấm trên toàn quốc được thi hành.
Thủ đô Na Uy sẽ đầu tư mạnh vào giao thông công cộng và thay thế 35 dặm đường trước đây bị áp đảo bởi xe hơi bằng làn xe đạp.
“Thực tế cho thấy Oslo đang tiến lên rất nhanh, và tôi nghĩ rằng thành phố sẽ gây ấn tượng nếu thành công”, Paul Steely White nói - Giám đốc điều hành của tổ chức Giao Thông Thay thế, một tổ chức ủng hộ xe đạp trong thành phố New York và vận động cho những thành phố không xe hơi.
Madrid ở Tây Ban Nha đã lên kế hoạch cho lệnh cấm
Ga tàu điện ngầm ở Madrid. (Ảnh: Calvin Smith). |
Madrid lên kế hoạch cấm xe hơn trong 2 triệu m2 của trung tâm thành phố vào năm 2020, bằng cách quy hoạch lại 24 con đường đông đúc nhất của thành phố dành cho đi bộ thay vì lái xe.
Sáng kiến này là một phần của kế hoạch di chuyển bền vững, nhằm giảm lượng xe sử dụng hàng ngày từ 29% xuống 23%. Tài xế nào vi phạm luật này sẽ bị phạt ít nhất 100 USD. Và phương tiện gây ô nhiễm nhiều nhất sẽ phải trả phí nhiều hơn để đỗ xe.
Mateus Porto và Verónica Martínez, cả hai đều là những kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị từ nhóm ủng hộ việc đi bộ địa phương A PIE, nói với Công ty Fast rằng “Ở những khu vực lân cận, bạn có thể làm nhiều việc với những can thiệp nhỏ”. Họ cũng bày tỏ tin tưởng rằng bất kể những gì trong Kế hoạch Tổng thể tương lai của thành phố, rất nhiều thứ có thể hoàn thành trong hôm nay, nếu có được ý chí chính trị.
Người dân ở Thành Đô, Trung Quốc có thể đi bộ đến bất cứ đâu trong tối đa 15 phút
Thành Đô của Trung Quốc. |
Các kiến trúc sư Chicago Adrian Smith và Gordon Gill thiết kế một khu vực tái định cư mới cho thành phố Trung Quốc. Mô hình với những con đường được thiết kế để mọi người có thể đi bộ đến bất cứ đâu trong vòng 15phút.
Trong khi Thành Đô không thể cấm hoàn toàn xe hơi, chỉ một nửa trong số các con đường của thành phố 80.000 dân này cho phép các phương tiện di chuyển. Chính quyền dự định thực hiện điều này vào năm 2020, nhưng các vấn đề về khoanh vùng đang trì hoãn kế hoạch.
Hamburg đang làm mọi việc dễ dàng hơn nếu không lái xe
Hamburg. (Ảnh: Carsten Frenzl/Flickr). |
Thành phố của nước Đức dự định phương tiện di chuyển chính chỉ còn đi bộ và xe đạp. Trong hai thập kỷ tới, Hamburg sẽ giảm lượng xe bằng cách chỉ cho phép người đi bộ và xe đạp vào một số khu vực nhất định.
Dự án kê gọi một mạng lưới lưới xanh, kết nối không gian để mọi người có thể di chuyển không cần xe hơi. Đến năm 2035, mạng lưới sẽ phủ khắp 40% Hamburg và sẽ bao gồm các công viên, khu vui chơi, thể thao, nghĩa trang.
Xe đạp tiếp tục thống lĩnh đường phố Copahagen
Copenhagen. (Ảnh: Flickr/Martin Fisch). |
Ngày nay, hơn một nửa dân số Copahagen chạy xe đạp đi làm mỗi ngày, nhờ vào nỗ lực của thành phố để đưa đến các khu vực dành riêng cho người đi bộ bắt đầu từ những năm 1960. Thủ đô Đan Mạch hiện có hơn 200 dặm đường xe đạp và có tỷ lệ người dân sở hữu xe hơi thấp nhất châu Âu.
Mục tiêu cuối cùng là xây dựng đường siêu cao tốc cho xe đạp có thể kéo dài đến các vùng ngoại ô xung quanh. 28 con đường đầu tiên được mở ra năm 2014, và 11 con đường nữa sẽ được hoàn thành năm 2018. Thành phố cũng cam kết sẽ hoàn toàn không có CO2 vào năm 2025.
Paris sẽ cấm xe hơi chạy dầu và nhân đôi số làn đường xe đạp
Paris. (Ảnh: Moyan Brenn). |
Khi Paris cấm xe với các biển số chẵn trong 1 ngày vào năm 2014, ô nhiễm giảm đã giảm 30%. Giờ đây, thành phố muốn ngăn cản tất cả các xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm thành phố.
Vào tháng 6/2016, những chiếc xe từ năm 1997 không được phép vào trung tâm thành phố vào những ngày trong tuần. Nếu không, tài xế sẽ bị phạt, dù họ có thể lái thoải mái ở trung tâm vào cuối tuần.
Thị trưởng nói rằng Paris có kế hoạch tăng gấp đôi đường dành cho xe đạp và giới hạn những con đường chọn lọc dành cho xe điện vào năm 2020. Thành phố cũng tiếp tục nỗ lực nhỏ hơn, ngắn hạn để kiềm chế lượng khí thải – ngày không xe hơi đầu tiên là vào năm 2015, và đã đặt ra luật ngày Chủ nhật không xe hơi vào năm 2016.
London yêu cầu lái xe phải trả khoản phí tắc nghẽn
London. (Ảnh: Kosala Bandara/Flickr). |
Cũng như Paris, thị trưởng London nói rằng thành phố sẽ cấm các loại xe chạy bằng dầu vào năm 2020.
Hiện tại, London ngăn cản việc sử dụng động cơ diesel vào một số khu vực của thành phố bằng cách tính phí 12,5 USD/ngày cho xe chạy động cơ diesel vào thành phố trong giờ cao điểm. Họ gọi đây là “phí tắc đường”.
“London đã và đang trở thành một khu vực phát thải cực thấp, cấm tất cả các phương tiện diesel”, Stephen Joseph – thành viên của Chiến dịch Vận tải Tốt hơn nói với tờ Telegraph. “Thành phố sẽ cùng ngăn chặn như cách Paris đã làm”
Vào tháng 7, Anh tuyên bố sẽ cấm bán những chiếc xe chạy bằng diesel và gas vào năm 2040. Mục tiêu nhằm đấu tranh với khủng hoảng ô nhiễm không khí, theo tờ Guardian.
Brussels - Khu vực không có xe hơi rộng lớn nhất châu Âu
Brussels, Bỉ. (Ảnh: Stephane Mignon/Flickr). |
Đa số những con đường xung quanh quảng trường thành phố Brussels, sở giao dịch chứng khoán, Rue Neuve (một con đường mua sắm trung tâm), đều trở thành phố đi bộ. Những con phố này tạo nên một khu vực không xe hơi lớn thứ hai châu Âu, sau Copahagen.
Vào năm 2002, Brussels đưa ra “Tuần lễ Di động”, nhằm khuyến khích người dân tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân. Và trong một ngày của tháng 9, tất cả xe hơi đều bị cấm ở toàn bộ trung tâm thành phố.
Thành phố đang mong muốn mở rộng khu vực không xe hơi, trong đó có đề xuất biến một đại lộ nổi tiếng bốn làn xe thành khu vực dành cho người đi bộ. Vào tháng 2/2016, Brussels tuyên bố rằng các loại xe diesel sản xuất trước 1998 sẽ bị cấm từ năm 2018.
Berlin đang xây dựng một siêu cao tốc dành cho xe đạp
(Ảnh: Shutterstock/katjen). |
Năm 2008, thủ đô nước Đức tạo ra khu vực ít khí thải khi cấm tất cả các phương tiện chạy bằng không đạt tiêu chuẩn khí thải quốc gia. Khu vực này rộng khoảng 34 dặm vuông từ trung tâm thành phố và ảnh hưởng khoảng một phần ba dân cư Berlin, theo Curbed.
Hồi tháng 3, Berlin cũng công bố kế hoạch xây dựng một tuyến đường xe đạp cao tốc, mỗi con đường sẽ rộng ít nhất 4 m và cấm ô tô. Thành phố sẽ bắt đầu xây dựng vào cuối năm 2017.
Thành phố Mexico hy vọng cấm 2 triệu xe ô tô từ trung tâm thành phố
(Ảnh: Tristan Higbee/Flickr). |
Vào tháng 4/2016, chính quyền địa phương của thành phố Mexico quyết định cấm một phần xe hơi lái xe vào trung tâm thành phố hai ngày mỗi tuần làm việc và hai thứ bảy mỗi tháng. Việc quyết định xe nào sẽ được vào thành phố trong ngày nhất định bằng cách sử dụng hệ thống xoay tua dựa trên biển số xe.
Theo Associate Press, chính sách này áp dụng cho khoảng 2 triệu chiếc xe và có thể giúp làm giảm bớt mức độ sương khói dày đặc.
Bogotá đã loại ô tô ra khỏi đường phố từ năm 1974
Tuyến đường sắt trên không của thành phố Bogotá. (Ảnh: Shuttershock). |
Ở Bogotá, thành phố lớn nhất Colombia, có hơn 75 dặm đường chặn các phương tiện giao thông một ngày mỗi tuần kể từ năm 1974. Thành phố hiện có hơn 200 dặm đường chỉ dành cho xe đạp.
Năm 2013, chính quyền địa phương thực hiện chương trình Pico y Placa nhằm cấm lái xe trong suốt thời gian cao điểm. Lệnh cấm áp dụng với một số biển số xe chẵn hoặc lẻ vào những ngày nhất định trong tuần.
San Francisco muốn cấm xe hơi trên một trong những con đường đông đúc nhất
(Ảnh: Reuters/Robert Galbraith). |
Vào ngày 2/8/2017, San Francisco công bố kế hoạch cấm xe hơi và tăng làn đường đi xe đạp lên 2,2 dặm đường ở Market, một trong những đại lộ phồn hoa nhất thành phố, SF Gate đăng tin. Khắp San Francisco, có tất cả 125 dặm đường xe đạp.
Sau 8 năm hoạt động, kế hoạch 604 triệu USD muốn biến đường Market trở nên gần gũi hơn với người đi bộ. Dự án sẽ mất vài năm thực hiện, xây dựng giai đoạn 1 dự kiến bắt đầu vào năm 2018.
Thành phố New York đang giảm một lượng nhỏ xe hơi
Đường đi bộ và xe đạp ở cầu Brooklyn ở New York. (Ảnh: Flickr User Theasijtsma). |
New York không có kế hoạch cấm xe hơi trong thời gian sớm, họ đang mở rộng số lượng khu vực dành cho người đi bộ, cùng với việc chia sẻ xe đạp, tàu điện ngầm và các lựa chọn xe buýt.
Đất ở các khu vực phổ biến như Times Square, Herald Square và Madison Square Park chỉ dành cho người đi bộ. Vào 3 ngày thứ bảy mỗi tháng 8, hàng trăm ngàn người hưởng ứng sự kiện cấm tất cả ô tô trên tuyến đường chính nối liền công viên trung tâm và cầu Brooklyn, để mở đường cho người đi bộ.
Cơ quan Giao thông có trụ sở ở New York, hy vọng cùng thành phố tạo ra nhiều khu cho người đi bộ.