VCCI đang đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá lại các hiệu ứng tiêu cực và tích cực, cân nhắc loại bỏ việc giá xăng, giá điện khi chưa công bố thuộc Danh mục bí mật nhà nước ngành Công Thương. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể hoạch định trước kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, không thể để 30% GDP với hơn 6 triệu hộ kinh doanh ra ngoài vòng pháp luật, phải đưa hộ kinh doanh thành đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.
VCCI nhận định, doanh nghiệp trở lại hoạt động tăng mạnh hơn từ đầu năm đến nay đã cho thấy, xu hướng kinh doanh tích cực và triển vọng phát triển kinh tế có tín hiệu lạc quan.
Mặc dù Chính phủ quy định lương tối thiểu năm 2019 tăng 5,3% so với năm 2018, nhưng nhiều doanh nghiệp đã trả mức lương tối thiểu trên 6%. Vì vậy, trong năm 2020, mức lương không thể tăng cao như đề xuất của phía Công đoàn.
Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ như đồ điện tử gia dụng, điện thoại di động, laptop, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, tour du lịch… có mức chi trả vượt quá hạn mức 20 triệu đồng.
Trong nhiều hợp đồng PPP hiện nay có điều khoản về bảo mật hợp đồng. Tuy nhiên, VCCI cho rằng, hoạt động của các cơ quan Nhà nước lại phải đáp ứng nguyên tắc công khai, minh bạch (Điều 28 của Hiến pháp) trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước.
58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu, 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn, theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc.
Theo Chủ tịch VCCI, như trường hợp Vinfast hay các doanh nghiệp trong những ngành kinh tế mũi nhọn khác, muốn phát triển thì cần có cơ chế hợp tác theo hình thức đối tác công tư. Nhiều lĩnh vực quan trọng (như cơ sở hạ tầng), nhà nước muốn làm cũng cần kéo tư nhân vào làm cùng.