Cơ quan của Bộ Công Thương ước tính kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 13,6-14 tỷ USD, giảm 11-14% so với năm 2022 do kinh tế toàn cầu phục hồi chậm.
Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho rằng ở kịch bản cao nhất, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 7,8 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt khoảng 4,2-4,5 tỷ USD trong năm 2023.
Lần gần nhất, giá trị xuất khẩu tăng trưởng dương so với cùng kỳ là vào tháng 2 đầu năm. Trong nhóm các mặt hàng chủ lực, điện thoại và linh kiện cùng với dệt may tăng trưởng tích cực.
Xét theo thị trường, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ đạt 650,6 tỷ yen (4,4 tỷ USD) sau khi kim ngạch xuất khẩu tăng 5,1% lên gần 1.620 tỷ yen (11 tỷ USD) - mức cao kỷ lục trong tháng Tám.
Trong các thị trường chính, xuất khẩu sang Mỹ đang có sự phục hồi rõ nét nhất. Trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 9,01 tỷ USD. Đây là mức cao nhất trong 1 năm kể từ tháng 8/2022.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu than sang Hà Lan đạt 21.675 tấn, tương đương 8,8 triệu USD, gấp 63,5 lần về lượng và gấp 145 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Tuy vậy tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm chưa đến 10% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu than.
Khó khăn của ngành cá tra được dự báo sẽ còn khó khăn kéo dài trong quý III. Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất cá tra có thể đạt 1,7 tỷ USD, giảm 30% so với năm 2022.
Dự báo tích cực nhất là kim ngạch xuất khẩu cá tra năm nay sẽ giảm 15%, ở mức xấp xỉ khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, một kịch bản xấu hơn là có thể giảm từ 20 đến 25% kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2023.
Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ điều chỉnh mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm nay đạt 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra trước đó và thấp hơn 750 triệu USD so với chỉ tiêu.
Thủ tướng yêu cầu rà soát các đối tượng bị ảnh hưởng, nhất là trong các ngành dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, khẩn trương có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, không để xảy ra thất nghiệp.