Các khoản đầu tư mà tập đoàn còn phải thoái vốn đều là các khoản đầu tư tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nên khó tìm được nhà đầu tư quan tâm, nếu nhượng bán sẽ khó bảo toàn được vốn Nhà nước.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiện đơn vị còn 12 khoản đầu tư cần thoái vốn. Tuy nhiên, các khoản đầu tư này lại nằm tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên khó tìm được nhà đầu tư quan tâm, nếu nhượng bán sẽ khó bảo toàn được vốn nhà nước hoặc không có nhà đầu tư đăng ký đấu giá.
Việc bán toàn bộ vốn nhà nước của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong năm 2018 là không dễ, bởi sức hấp dẫn của ngành dệt may không còn như trước, trong khi cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trong giai đoạn 2017 - 2020, SCIC sẽ tiến hành thoái vốn tại một loạt các doanh nghiệp lớn. Trong đó SCIC sẽ thoái hết 53,48% vốn tại Vinatex, 93,92% vốn tại VNSteel, 40,71% vốn tại Licogi...
Vinatex đã có giải trình các kết luận của thanh tra Chính phủ về việc sử dụng 507 tỷ đồng Bộ tài chính cấp cho Tập đoàn, vấn đề góp vốn vào CTCP Phong Phú và việc sai phạm thuế dẫn đến xếp loại doanh nghiệp không đúng.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.