Trước áp lực lạm phát tăng cao trong năm 2022, BSC dự báo tỷ giá liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ nằm trong khoảng 23.100-23.200, tăng 0,7- 1,2% so với năm 2021.
Tỷ giá USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng trong bối cảnh chưa xuất hiện thêm bất kỳ động lực mới nào cho các nỗ lực bình thường hóa chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Tỷ giá USD trong nước hôm nay biến động trái chiều tại các ngân hàng và thị trường tự do. Trên thế giới, tỷ giá USD suy yếu trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ.
Tỷ giá USD tăng mạnh trong bối cảnh các nhà phân tích nhận định tình hình lạm phát của Mỹ sẽ thúc đẩy Cục dự trữ liên bang (Fed) tăng lãi suất. Tại thị trường trong nước, giá USD có biến động trái chiều tại các ngân hàng và thị trường chợ đen.
Tỷ giá USD trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng so với đồng euro và yen Nhật, nhưng giảm nhẹ so với đồng bảng Anh. Tại trong nước, tỷ giá trung tâm giảm 13 đồng, VietinBank và BIDV đồng loạt giảm giá USD niêm yết.
Tỷ giá USD bật tăng trở lại sau khi một loạt các dữ liệu quan trọng đã được phát hành bao gồm biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của Fed cùng với dữ liệu về thị trường lao động và cán cân thương mại. Tỷ giá trong nước diễn biến trái chiều tại ngân hàng và thị trường tự do.
Tỷ giá USD đã phục hồi từ mức suy yếu trước đó sau khi biên bản cuộc họp vào tháng trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy ngân hàng trung ương nước này có thể cần phải đẩy nhanh việc tăng lãi suất để chống lại lạm phát.
Tỷ giá USD có xu hướng đi lên khi tâm lý thị trường lạc quan đã thúc đẩy cổ phiếu châu Âu và lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2022. Ở trong nước, tỷ giá trung tâm giảm trong khi giá USD tại ngân hàng và chợ đen đồng loạt tăng.