Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Andrew Harker cho biết vẫn có những yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất Việt Nam, đáng kể nhất là những khó khăn do đại dịch tiếp tục tồn tại ở Trung Quốc và giá cả đang tăng mạnh.
Theo Thứ trưởng Y tế, Việt Nam đang trong giai đoạn giữa, tức là giữa đại dịch và bệnh lưu hành. Dù dịch đã được kiểm soát tốt nhưng chúng ta không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.
Trong quý đầu tiên, sản lượng sắt đạt 201 triệu tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời sản lượng thép giảm 10,5% xuống 243 triệu tấn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Dữ liệu kinh tế chính thức của Trung Quốc từng không ít lần bị nghi ngờ và lại càng khó tin hơn trong năm mà các quan chức cần thành tích để giữ ghế hoặc thăng chức. May mắn cho các chuyên gia ngày nay là họ có sẵn nhiều công cụ để kiểm tra.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với thị trường lao động siết chặt, số người lao động muốn tìm công việc có thời gian làm việc linh hoạt và an toàn đang ngày càng gia tăng. Thực tế này đang trở thành một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và các công ty bắt đầu tìm cách đưa nhân viên trở lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng.
Thanh tra Chính phủ đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong mua sắm trang thiết bị y tế, kit test, sinh phẩm phòng chống dịch COVID-19. Kết quả chính thức sẽ báo cáo Chính phủ trong tháng 5 tới.
Nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh, đặc biệt các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm liên quan điều trị COVID – 19 giúp Dược Hậu Giang tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận quý I.
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.