Việt Nam sắp gia nhập nhóm những quốc gia có dân số trên 100 triệu người, bao gồm nhiều nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Tuy nhiên, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự già hóa dân số, mất cân bằng giới tính.
Xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng trong bối cảnh tăng trưởng các nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu đặc biệt ở nhu cầu tiêu dùng. Theo các chuyên gia, tăng trưởng GDP năm nay sẽ thấp hơn mục tiêu 6,5% do nền kinh tế mất đi hai động lực nói trên.
Chuyên gia cho rằng có thể những gì xấu nhất của nền kinh tế đã qua và điểm tích cực là xuất hiện thường xuyên hơn các giải pháp, sửa đổi, khó khăn đang được tháo gỡ dần.
IMF cho rằng việc các quốc gia chuyển sản xuất sang những nước thân thiện sẽ khiến dòng chảy đầu tư bị đứt gãy và làm các nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương hơn.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, qua đánh giá của Tổng cục Thống kê và Bộ KH&ĐT thì kết quả GDP quý I của Việt Nam ở mức khá so với thế giới và khu vực.
Với sự khởi đầu tương đối thấp trong quý I, điều này nhiều khả năng sẽ làm giảm kết quả tăng trưởng của cả năm, do đó Ngân hàng UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam xuống mức 6%.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thường tăng thấp trong quý I, gia tăng dần ở quý II sau đó bứt phá ở nửa cuối năm. Năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn có thể đi theo xu hướng này.