CPTPP: Cam kết thuế quan của Peru đối với gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam
Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với đa số dòng thuế gỗ và các sản phẩm gỗ (69/92 dòng thuế).
Sau đó, cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình từ 6 - 11 năm đối với các dòng thuế còn lại.
Hiện Peru chưa phê chuẩn CPTPP, vì vậy các cam kết này đều chưa có hiệu lực.
So sánh CPTPP với thuế MFN của Peru
Trước CPTPP, Peru và Việt Nam chưa có FTA chung nào, do đó gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam nhập khẩu vào Peru chịu thuế MFN mà Peru áp dụng chung cho tất cả nước thành viên WTO.
Mức thuế MFN trung bình năm 2018 mà Peru đang áp dụng đối với các nước WTO tương đối thấp, cụ thể:
2,09% đối với gỗ và các sản phẩm gỗ Chương 44;
6% đối với đồ nội thất bằng gỗ có mã HS. 9403.30-60.
Như vậy, CPTPP sẽ mang lại lợi thế nhất định về thuế quan cho gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam, đặc biệt đối với các dòng sản phẩm mà thuế MFN còn cao. Các lợi thế này chỉ được hiện thực hóa khi CPTPP có hiệu lực với Peru.