Bị xếp vào nhóm sản phẩm thuốc trừ sâu, chất Ethylene Oxide được phát hiện trong mì Hảo Hảo tại Ireland gây hại như thế nào?
Ngày 20/8, trang web của Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) cho biết đã thu hồi một số sản phẩm mì ăn liền, trong đó có mì tôm chua cay Hảo Hảo và phở Good của Acecook Việt Nam, do có phát hiện có chứa thành phần Ethylene Oxide - đây là chất có hại cho sức khỏe con người và không được phép sử dụng trong thực phẩm phân phối tại Liên minh châu Âu.
Các sản phẩm thuộc diện thu hồi gồm mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77g, hạn sử dụng đến 24/9/2022), miến Good vị sườn heo (loại 56g, hạn sử dụng đến 10/11/2022), mì Yato vị hải sản (loại 120g, hạn sử dụng đến 30/11/2022). Trong đó, hai sản phẩm là mì Hảo Hảo và miến Good do công ty Acecook Việt Nam sản xuất, sản phẩm còn lại có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo FSAI, việc tiêu thụ các sản phẩm nhiễm Ethylene Oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe nhưng có thể gây ung thư nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài. Do đó, người tiêu dùng cần hạn chế việc tiếp xúc với chất này.
Ethylene Oxide là chất gì?
Ethylene Oxide (hay còn gọi là oxiran và epoxit) là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C2H4O, thường được tìm thấy ở dạng khí không màu và rất dễ cháy. Khả năng phá hủy DNA của Ethylen Oxide giúp nó trở thành một chất khử trùng hiệu quả nhưng cũng là nguyên nhân gây ra ung thư nếu tiếp xúc nhiều.
Ethylene oxide chủ yếu được sử dụng để làm ethylene glycol, chất chống đông và polyester. Một lượng nhỏ của ethylene oxide được sử dụng trong thuốc trừ sâu diệt côn trùng. Một số quốc gia cho phép sử dụng Ethylene Oxide trong mục đích kiểm soát côn trùng trong một số sản phẩm nông sản, khử khuẩn thực phẩm.
Tại châu Âu, Ethylene Oxide được xếp nhóm các sản phẩm thuốc trừ sâu, bị cấm dùng trong thực phẩm bán ra do có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Ethylene Oxide bị cấm sử dụng trong các thực phẩm tại châu Âu do gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là gây ra bệnh ung thư nếu dùng trong thời gian dài.
Theo quy định Reg. 1223/2009/EC của Hội đồng châu Âu, chất Ethylene Oxide ở dạng khí được phân loại trong nhóm 1B tương ứng về khả năng gây ung thư gây đột biến và độc tính sinh sản, và ở loại ba về độc tính cấp tính.
Con người có thể hít hoặc nuốt phải Ethylene Oxide. Điều này xảy ra khi tiếp xúc nghề nghiệp hoặc người tiêu dùng mua phải sản phẩm có chứa chất này. Ethylene Oxide không gây nguy hiểm cấp tính nhưng nếu tiếp xúc hoặc đưa vào cơ thể trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như ung thư, vô sinh.
Ngoài ra, Ethylene Oxide cũng thuộc danh sách các chất gây ung thư cơ bản gồm: Dioxin, Formol, Hàn the, các chất từ khói thuốc lá, kim loại nặng và Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH), benzo (a) pyren (BaP).
Người Việt ăn 7 tỷ gói mì trong năm 2020
Theo thống kê từ Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn từ 2016 - 2020, Việt Nam xếp thứ ba trong top 10 nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới, vượt Ấn Độ, đứng sau Trung Quốc và Indonesia.
Số liệu của WINA cho biết, 116,6 tỷ suất mì được tiêu thụ vào năm 2020, tương đương với khoảng 320 triệu suất mì được ăn mỗi ngày. Có 8/10 quốc gia đứng đầu về tiêu thụ mì gói đến từ châu Á, nơi 80% mì gói toàn cầu được tiêu thụ và mỗi quốc gia tại châu lục này đều có một vị mì ưa thích riêng.
Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về tiêu thụ mì gói trên đầu người, xếp sau là Việt Nam và Nepal. Theo WINA, người Hàn Quốc rất ưa thích mì ăn liền và món ăn này được phục vụ tại các nhà hàng, quầy bán rong. Trong khi, tại Việt Nam và Nepal, mì gói được dùng làm thức ăn sáng và ăn đêm.
Tôm Chua Cay là hương vị phổ biến nhất tại Việt Nam. Ngoài các gia vị có sẵn, người Việt còn cho thêm hành tây, chanh và ớt vào mì ăn liền đã nấu chín. Bên cạnh đó, món phở truyền thống của Việt Nam cũng được làm thành phở ăn liền.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mì ăn liền dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021 - 2026.
Trong top 10 nước tiêu thụ nhiều nhất, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có mức tiêu thụ mì gói tăng trưởng mạnh từ 2019 đến 2020. Trong khi Trung Quốc tăng trưởng 11% thì Việt Nam tăng đến 29,4%, đứng đầu top 10 về tốc độ tăng trưởng.
Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả các thương hiệu ngoại, đứng đầu thị trường là 4 ông lớn: Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods. Nhóm "big 4" này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/