Chỉ sau 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê đã đạt 4 tỷ USD, gần bằng mức kỷ lục 4,2 tỷ USD đạt được trong cả năm ngoái. Trong bối cảnh giá cà phê đang duy trì ở mức cao và thị trường tiêu thụ có nhiều thuận lợi, xuất khẩu mặt hàng dự kiến sẽ tiếp tục bứt phá trong thời gian tới.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng các loại đạt 1,6 tỷ USD tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này tương với 42% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.
Dù là nhóm hàng đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 39,59 tỷ USD nhưng do doanh nghiệp Việt chủ yếu tham gia ở phân khúc lắp ráp nên lợi ích kinh tế vẫn tương đối nhỏ.
Theo thông tin từ Samsung, kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam từ tháng 1/2024 đến tháng 7/2024 đạt 33,5 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ. Như vậy, so với kim ngạch xuất khẩu 226,98 tỷ USD của Việt Nam, Samsung hiện đang chiếm khoảng 14,75%.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 7 đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng đầu tiên trong năm có kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD.
Năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 8,7% về lượng, nhưng kim ngạch tăng 4,6% lên mức kỷ lục 4,24 tỷ USD. Tại thị trường trong nước, giá cà phê đã lập đỉnh mới gần 71.000 đồng/kg ngay trong thời điểm thu hoạch vụ 2023-2024.
Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 150 - 160 triệu đồng.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong năm 2023 có thể đạt mức kỷ lục 2,2 - 2,3 tỷ USD, gấp 5 lần năm 2022 và gấp 10 lần năm 2021.
Thủ tướng yêu cầu rà soát các đối tượng bị ảnh hưởng, nhất là trong các ngành dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, khẩn trương có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, không để xảy ra thất nghiệp.