[Infographic] Hạn ngạch gạo cho Việt Nam năm 2020 theo EVFTA
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, năm 2019 EU nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo các loại và các loại sản phẩm từ gạo (HS1006) với kim ngạch là 1,4 tỉ EUR.
Thế nhưng Việt Nam mới chỉ xuất vào EU với lượng nhỏ là khoảng 50,22 nghìn tấn gạo và sản phẩm từ gạo với kim ngạch đạt khoảng 28,5 triệu EUR tăng 215% so với năm 2018.
Theo Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Đáng chú ý, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo tấm vào EU hàng năm).
Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.
8 loại giống lúa gạo thơm được công nhận trong EVFTA
Về tiêu chí
Xuất xứ gạo có nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam.
Gạo cũng như các loại sản phẩm có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu vào EU phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của EU.
Các lô hàng gạo xuất khẩu sang EU ngoài giấy chứng nhận kiểm dịch và an toàn thực phẩm phải kèm theo giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận loại do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Giấy chứng nhận xuất xứ do Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương cấp.
Giấy chứng nhận kiểm dịch và an toàn thực phẩm do Cục BVTV cấp hoặc các đợn vị của Cục.
Giấy chứng nhận loại gạo, hiện Bộ Nông nghiệp và PTNT đang hoàn thiện và trình nghị định về quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU theo Hiệp định EVFTA.
Việt Nam có thể tận hưởng lợi thế này để đẩy mạnh xuất gạo vào EU, đặc biệt sau khi EVFTA có hiệu lực bên cạnh tận dụng hạn ngạch gạo mà EU dành cho Việt Nam, tiếp tục mở rộng các loại sản phẩm gạo hữu cơ, gao đồ, gạo thuốc các loại bún bánh chế biến từ gạo để mở rộng thị trường ngách.
Để có thể mở rộng xuất khẩu các mặt hàng này vào EU thì Việt Nam cần cải thiện nhiều ở điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu cũng như thay đổi kênh phân phối đưa sản phẩm Việt Nam vào tận các siêu thị Châu Âu.
Ngoài ra, hai nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là Campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021, cụ thể 175 EUR/tấn (2019); 150 EUR/tấn (2020) và 125 EUR/tấn (2021).
Theo Công báo của EU vừa công bố hạn ngạch cho gạo và một số nông sản hàng năm của Việt Nam nhập vào EU theo thỏa thuận EVFTA, hiệu lực từ ngày 1/8/2020 thì để đảm bảo việc tiêu thụ và tránh bị dồn ứ mặt hàng gạo trên thị trường, EC đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm như sau:
Hạn ngạch nhập khẩu từng loại gạo vào EU theo từng giai đoạn trong năm
Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg lưu ý các doanh nghiệp, nhà máy chế biến thực phẩm, EU đều quy định bắt buộc phải đạt chứng nhận HACCP. Ngoài ra, đạt các chứng nhận tự nguyện khác phổ biến tại EU sẽ rất thuận lợi cho việc xuất khẩu.
EU có hệ thống kiểm soát, cảnh báo tại biên giới RAFSS rất chặt chẽ và liên thông toàn EU và 4 nước khu vực chung EEC, do đó các lô hàng gạo xuất khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.