|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chưa bao giờ khó đoán định như lúc này

10:39 | 14/08/2024
Chia sẻ
Xung đột chính trị tại Trung Đông leo thang, nền kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái, chứng khoán xuất hiện đợt bán tháo lớn trên toàn cầu,... Chưa bao giờ bối cảnh kinh tế thế giới lại khó đoán định như lúc này.

 

Biết trước nhưng không xác định được thời điểm!

Nói rằng chúng ta hoàn toàn không biết trước hay không dự đoán được việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất hay Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) phải tăng lãi suất là không đúng.

Hồi đầu năm, chúng ta đã dự báo rằng là chính sách tiền tệ của các nước lớn sẽ dần dần lỡ lỏng hơn. Lúc đó dự báo là châu Âu và Mỹ sẽ dần dần hạ suất. Còn Nhật không thể mãi duy trì lãi suất 0% hoặc lãi suất âm mãi được.

 

Những việc như Fed sẽ giảm lãi suất hay Nhật tăng lãi suất không phải là điều quá bất ngờ bởi đến một thời điểm nào đó lãi suất của Nhật cũng sẽ phải tăng, không thể duy trì mãi chính sách tiền tệ quá nới lỏng, lãi suất thấp, thậm chí là âm. Nhưng cái rất khó đoán định là thời điểm nào.

TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Thế nhưng thời điểm nào, tần suất nào thì lại là câu chuyện khó đoán định. Và câu chuyện đấy nó phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế, của thị trường.

Những dữ liệu vĩ mô, câu chuyện thị trường lao động, vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế. Đấy là cái mà thường Fed hay BoJ phải cân nhắc.

Về mặt lí thuyết, trong chính sách tiền tệ có hai quan điểm.

Quan điểm thứ nhất, theo quy tắc rule-based là những người theo cơ chế thị trường thuần tuý, tức là minh bạch nhất thị trường. Ví dụ, mỗi năm tăng khung tiền tệ 7%.

Quan điểm thứ hai, là tuỳ ứng, nghĩa là trong thế giới nhiều bất động, có cú sốc thì có can thiệp nhà nước.

Lâu nay vẫn có tranh luận suốt về hai trường phái này.

Tuy nhiên, trường phái rule-based minh bạch hơn, thị trường hơn, và đoán định hơn. Chẳng hạn, như hàng năm tăng cung tiền tệ 7%, hay như Fed tăng lãi suất, siết sản xuất kinh doanh cho đến khi lạm phát xuống 2%.

Trường phái thứ hai được nhiều nơi áp dụng và cũng rất tốt, ứng biến theo biến động bên ngoài.

Trong điều hành, Fed luôn minh bạch việc sẽ giữ lãi suất ở mức cao để kiềm chế lạm phát, hay minh bạch, rõ ràng mục tiêu lạm phát trở về 2% nhưng lộ trình và tần suất tăng, giảm lại khó đoán định.

Cuối năm 2021, Chủ tịch Fed nói lạm phát lúc bấy giờ là tạm thời, do đại dịch nên đứt gãy chuỗi cung ứng, nguồn cung, một số sản phẩm liên quan đến con chip... Sau này, hoá ra lạm phát cao và dai dẳng nên Fed tăng lãi suất và giữ ở mức cao đến tận bây giờ.

Việt Nam cũng có tính minh bạch về lạm phát mục tiêu cần giữ dưới 4% như Quốc hội yêu cầu. Song, Việt Nam điều hành cơ bản vẫn là tuỳ ứng. Tuỳ ứng ấy mà được dự báo trước tốt hơn thì sẽ có hướng tốt hơn. Nhưng suy cho cùng, điều này khó vì hai yếu tố là các cú sốc bên ngoài và tâm lý đám đông trong nước, làm rung động thêm thị trường.

Ví dụ như đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán vừa qua, có ảnh hưởng không nhỏ của đợt bán tháo trên thị trường toàn cầu. Với chứng khoán Mỹ, có rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như cũng có người chốt lời, hay có người nói thị trường hơi bong bóng. Nhưng mà tại sao lại vào thời điểm này? Tại sao không phải hôm qua, không phải ngày mai?

Đó là kết quả của hàng loạt yếu tố, từ những tin tức liên quan đến carry trade – xu hướng đầu tư nhờ chênh lệch đồng tiền đến xung đột ở Đông Âu và tín hiệu nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Giải thích một cách ngắn gọn, carry trade là chiến lược mà trong đó nhà đầu tư đi vay bằng đồng tiền của một nền kinh tế có lãi suất thấp như Nhật Bản, sau đó sử dụng tiền để rót vốn vào tài sản của một quốc gia khác có tỷ suất sinh lời cao hơn.

Chiến lược trên phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng: đồng tiền đi vay phải rẻ và biến động trên thị trường phải ở mức thấp. Trong những năm qua, đồng yen thường được sử dụng làm đồng tiền cấp vốn bởi nó có độ biến động thấp và các nhà đầu tư tin Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ duy trì lãi suất cực thấp. Cổ phiếu Mỹ là tài sản đầu tư được ưa chuộng nhờ đà tăng đáng nể và sức mạnh của đồng USD.

Tuy nhiên, như tôi đã nói việc BoJ tăng lãi suất và Fed hạ lãi suất là điều thị trường và giới phân tích đã "biết" từ trước.

Có hai sự kiện mới, rất liên quan đến sự lao dốc của thị trường chính khoán cùng với đó là rất nhiều loại tài sản, tài chính khác như: Bitcoin, vàng... thậm chí là có thể "phủ bóng đen" nên kinh tế toàn cầu. 

Đầu tiên, là scăng thẳng địa chính trị nhất ở Trung Đông và cái khả năng nổ ra xung đột, có thể leo thang giữa Irasel và Iran. Đây là yếu tố không thể dự báo và có thể tác động tiêu cực đến toàn cầu. Trung Đông đang đứng bên bờ vực xung đột lan rộng suốt một năm qua kể từ khi đụng độ giữa Israel và Hamas bùng phát tháng 10/2023

Và thứ hai, là nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái. Việc Mỹ đón nhận một số dữ liệu thống kê không mấy tích cực, nhất là dữ liệu thất nghiệp. Và cái dữ liệu thống kê ấy thì nó lại liên quan đến lý thuyết Sahm.

Theo lý thuyết Sahm thì khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong 3 tháng cao hơn 0,5 điểm % so với mức thấp nhất trong 12 tháng trước đó thì nền kinh tế đã rơi vào suy thoái. Quy tắc Sahm được áp dụng vào tháng này khi báo cáo việc làm tháng 7 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 4,3%.

Đây là một chỉ báo cho sự bắt đầu của quá trình suy thoái. Cho nên là chúng ta nghe thấy là ngày hôm sau khi mà thị trường nó ít nhiều phục hồi, thì tất cả rất nhiều nhà kinh tế lên nói là nền kinh tế Mỹ vẫn có thể là nền kinh tế Mỹ vẫn có thể cánh mềm, vẫn có những dấu hiệu tích cực,...

Chưa nói đến việc Mỹ có suy thoái hay không những những biến cố như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam vì nền kinh tế của chúng ta rất mở.

Vì vậy, ngay trong điều hành chính sách, nhất là chính sách tiền tệ, phải tính đến những yếu tố đó để có phương án ứng phó.

Với câu chuyện lãi suất trong nước, hiện nay lãi suất huy động đã tăng. Thế nhưng chúng ta vẫn cần hỗ trợ cho quá trình phục hồi bên cạnh việc ổn định kinh tế vĩ mô vì vậy cần cân nhắc trong việc tăng lãi suất.

Về nguyên tắc, khi lãi suất huy động tăng thì ít nhiều lãi suất cho vay cũng phải tăng. Thế nhưng phải làm sao để lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay chỉ tăng thấp hơn, một mức chấp nhận được để hỗ trợ tăng trưởng.

Điều này phụ thuộc hai yếu tố: Sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và tính toán của các ngân hàng thương mại trong việc lhỗ trợ doanh nghiệp. Hiện doanh nghiệp vẫn còn khó khăn và chúng ta cần hỗ trợ.

TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.