Alibaba đặt cược vào Việt Nam trong cuộc đua thương mại điện tử tại Đông Nam Á
Năm 2017, Jack Ma đến Việt Nam để tham gia một hội thảo về thanh toán điện tử. Người sáng lập Alibaba dễ dàng khiến khán phòng thích thú với những câu nói ấn tượng. Ông vẽ ra một tương lai không tiền mặt cho Việt Nam, tương tự những gì Trung Quốc đã đạt được.
"Chúng ta cần ngân hàng để phát triển nhưng ngân hàng còn cần chúng ta hơn", ông Jack Ma nói. "Khi xã hội là một xã hội không tiền mặt, mọi thứ được số hoá, mọi thứ đầu minh bạch. Không ai có thể chạy trốn được", ông nói thêm.
Chúng chính thái độ "chúng ta có thể làm tốt hơn ngân hàng" này đã khiến tỷ phú Trung Quốc gặp nhiều rắc rối với các nhà điều hành tại quê nhà. Năm ngoái, sau khi Jack Ma công khai chỉ trích các nhà điều hành tài chính tại Trung Quốc, giới chức nước này đã tăng cường kiểm soát các công ty mà Jack Ma sáng lập. Đồng thời, thương vụ IPO được chờ đón của Ant Group cũng được yêu cầu dừng lại. Thực tế này có thể khiến Alibaba muốn đẩy mạnh các tham vọng mở rộng ra quốc tế.
Cùng Baring Private Equity Asia, mới đây, Alibaba dẫn dắt vòng đầu tư 400 triệu USD vào Masan Group. Khoản đầu tư này có thể là động lực thúc đẩy đối với Lazada, sàn thương mại điện tử mà Alibaba sở hữu. Lúc này, Lazada có thể mở rộng mối quan hệ với VinMart, một chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Masan.
Dù vậy, khoản đầu tư này có ý nghĩa lớn lao hơn cho những tham vọng của Alibaba ở Đông Nam Á, một khu vực mà chắc chắn Alibaba sẽ không muốn đứng ở vị trí thứ 2.
Theo Tech in Asia, Alibaba dường như đang muốn tận dụng nhu cầu thị trường ở mảng đồ ăn tươi sống trực tuyến vốn được đại dịch COVID-19 thúc đẩy. Đây là một chiến lược có nghĩa nhất bởi hàng tươi sống là lĩnh vực Alibaba có lợi thế so với đối thủ sau khi thực hiện thâu tóm RedMart vào năm 2016.
Dù từng đứng đầu mảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á, việc có lại vị trí số 1 không phải điều dễ làm với Alibaba. Shopee, Grab và nhiều công ty tỷ USD khác cũng đang muốn chộp lấy cơ hội này.
Mở rộng ra quốc tế không phải một lựa chọn đối với Alibaba. Hồi tháng 5, Alibaba ghi nhận quý kinh doanh lỗ đầu tiên sau khi nhà điều hành Trung Quốc áp dụng án phạt 2,8 tỷ USD liên quan đến chống độc quyền.
Thực tế, Alibaba đã đổi hàng tỷ USD vào khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh Lazada, khoản đầu tư lớn nhất của Alibaba tại khu vực này được dành cho sàn thương mại điện tử Indonesia Tokopedia vào năm 2017 và 2018 với khối lượng đầu tư 1,1 tỷ USD mỗi vòng.
Ngay cả khi kế hoạch IPO đang bị hoãn lại, mới đây, Ant group đã thiết lập đội ngũ quan hệ chính phủ để mở rộng ở khu vực Châu Á, theo Bloomberg. Đông Nam Á được xác định là nhóm thị trường ưu tiên.
Không khó hiểu khi Alibaba dành sự quan tâm cho thị trường Việt Nam. Năm ngoái, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,9% bất chấp đại dịch COVID-19. Trong khi đó, số lượng hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại quốc gia này cũng có thể sẽ chạm mốc 17 triệu vào năm 2030.
Không kể đến Lazada, Alibaba chưa có hoạt động nổi bật tại Việt Nam mặc dù đã thực hiện một số khoản đầu tư lớn.
Năm 2019, Alibaba mua một lượng cổ phần lớn trong ví điện tử eMonkey. Năm ngoái, Tech in Asia cũng đưa tin rằng EWTP Capital, quỹ 600 triệu USD do Alibaba và Ant Group hỗ trợ, đã rít 50 triệu USD vào Ficus, một nhóm công ty có hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, logistics và công nghệ tại Việt Nam. Đầu năm nay, Bace Capital (một công ty có liên quan đến Alibaba) cũng đầu tư và startup công nghệ bảo hiểm Papaya.
Theo thông báo vào ngày 18/5, Baring Private Equity Asia và Alibaba đầu tư 400 triệu USD để mua 5,5% cổ phần TheCrownX (Masan). Việc góp vốn được hoàn thành vào ngày 11/6.
"Sự kết hợp giữa kinh nghiệm bán lẻ trực tuyến của Alibaba, sàn thương mại điện tử Lazada tại Việt Nam và mạng lưới bán lẻ trực tuyến hàng đầu của Masan sẽ là chất xúc tác để hiện đại hoá ngành bán lẻ tại Việt Nam", ông Kenny Ho, giám đốc đầu tư khu vực Đông Nam Á của Alibaba, chia sẻ.
Sau thương vụ này, VinMart sẽ là nhà bán lẻ đồ tươi sống "được ưu tiên" trên Lazada trong khi đó các cửa hàng VinMart được chuyển đổi thành điểm nhận hàng của các đơn hàng trực tuyến. Hiện chưa rõ cụ thể khi nào và bằng cách nào việc phối hợp với Masan sẽ chính thức được thực hiện.
Một người phát ngôn của Lazada nói với Tech in Asia rằng Lazada Việt Nam ra mắt ngành hàng tươi sống vào tháng 4 năm ngoái.
"Hợp tác với các nhà bán lẻ lớn như VinMart hay FoodMap là đôi bên cùng có lợi vì chúng tôi có thể giúp các đơn vị bán lẻ, các nhà bán hàng địa phương và nông dân thực hiện số hoá và mở rộng tệp khách hàng", người này nói thêm. "Chúng tôi dự định sẽ triển khai thêm nhiều dự án tích hợp trực tuyến và ngoại tuyến trong tương lai".
Ông Angus Mackintosh, người sáng lập CrossASEAN Research, nhận định rằng khoản đầu tư tại Việt Nam là một động thái giành giật thị trường đối với cả Alibaba và Lazada. Ông cho rằng Gojek cũng đã từng thực hiện động thái tương tự khi thâu tóm đơn vị vận hành chuỗi siêu thị Hypermart tại Indonesia.
"Việc các công ty công nghệ như Alibaba hay Gojek sở hữu cổ phần chiến lược trong một đơn vị bán lẻ trực tiếp là rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo nguồn cung và tiếp cận mạng lưới phân phối ngay lập tức", ông Mackintosh nói.
Ngành hàng tươi sống hiện chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam và cả Đông Nam Á. Môt nghiên cứu vào năm 2020 của Bain & Co và Facebook nói rằng quy mô thị trường đồ tươi sống ở Đông Nam Á lên tới 350 tỷ USD song tỷ lệ giao dịch trực tuyến chỉ đạt 0,3%.
Mặc dù thương mại điện tử đang phát triển ở Việt Nam, 88% mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam vẫn đi qua các kênh trực tiếp truyền thống, thuộc hàng cao nhất trong khối ASEAN, theo RedSeer Consulting. Dù vậy, đại dịch COVID-19 đang khiến ngành hàng tươi sống thành mảng được quan tâm nhất trong cuộc đua thương mại điện tử.
Khách hàng thử mua sắm hàng tươi sống trực tuyến đã tăng gấp đôi, theo báo cáo năm 2020 của Google, Temasek, và Bain & Company. 75% số người tham gia khảo sát nói rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm đồ tươi sống trực tuyến ngay cả khi đại dịch qua đi.
Một phân tích mới đây của RedSeer cho thấy mặt hàng tiêu dùng nhanh là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất ở Việt Nam trước các lệnh giãn cách xã hội vì COVID-19. Bị thuyết phục bởi cam kết giao hàng nhanh và nhiều lựa chọn, khách hàng đổ xô lên các sàn mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu hàng tươi sống hàng ngày.
Ông Roshan Raj, đối tác của RedSeer tại khu vực Đông Nam Á, nhận định thương vụ đầu tư của Alibaba tại Việt Nam nhánh mạnh "cơ hội trong mảng thương mại điện tử ngành hàng tươi sống và cách chiến lược đa kênh đóng vai trò quan trọng ở phân khúc này".
"Hợp tác giữa một công ty bán lẻ trực tiếp và một công ty trực tuyến giúp giải quyết nhiều vấn đề như logistics, thanh toán và niềm tin", ông nói thêm.
Ở Trung quốc, Alibaba nhìn thấy nhiều tiềm năng của chiếc lược "bán lẻ mới", trong đó xoá nhoà lằn ranh giữa trực tuyến và trực tiếp.
Vào tháng 10/2020, Alibaba tuyên bộ sẽ dành 3,6 tỷ USD để thâu tóm cổ phần chi phối trong chuỗi siêu thị Sun Art của Trung Quốc. Dưới thương vụ này, tất cả các cửa hàng Sun Art sẽ được tích hợp vào sàn thương mại điện tử Tmall và sàn giao dịch đồ tươi sống Taoxinda.
Liệu ông lớn Trung Quốc có làm điều tương tự tại Việt Nam?
Ở Việt Nam, Alibaba sẽ tham gia vào một "sân chơi" khá đông đúc ở mảng giao đồ tươi sống trực tuyến với sự tham gia của Grab, Shopee, Tiki và Bách Hoá Xanh.
Phân tích từ RedSeer cho thấy Grab và Bách Hoá Xanh đang hoạt động tốt ở mảng đồ tươi sống trực tuyến nhờ "năng lực giao hàng tốt và chiều sâu số lượng mặt hàng cung cấp". Bách Hoá Xanh nằm trong hệ sinh thái của Thế Giới Di Động, một trong ty đã niêm yết từ năm 2014 và tiên phong trong việc giao hàng chỉ trong 30 phút từ cửa hàng gần nhất.
Shopee trong khi đó có thể tận dụng hệ sinh thái của Now. Now đã triển khai dịch vụ NowFresh kể từ trước COVID-19.
Ralf Matthaes, giám đốc điều hành Infocus Mekong Research, tỏ ra không quá lạc quan về sự hợp tác giữa Alibaba và Masan Group.
Ông cho rằng, mặc dù Alibaba có thế mạnh về vốn, "còn nhiều điều phải làm" để củng cố VinMart và tích hợp nó vào Lazada.
Dù vậy, Masan vẫn là một đối tác quý của Alibaba khi "ông lớn" này có tham vọng biến mỗi cửa hàng trực tiếp thành một nơi có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của người tiêu dùng.
Việc Alibaba có mặt ở Việt Nam vào thời điểm này là cực kỳ có ý nghĩa, đặc biệt là đối với cuộc chiến giữa Shopee và Lazada trên phạm vi toàn khu vực.
Sau khi về tay Alibaba, bên trong Lazada, nhiều báo cáo nói rằng đã có những sự thay đổi khiến quá trình đưa ra quyết định cực kỳ chậm chạp. Bên cạnh đó, việc đột ngột áp dụng các công cụ bán hàng của Alibaba ở Châu Á cũng khiến các nhà bán hàng Lazada cảm thấy rối rắm. Kết quả là Lazada đang dần đánh mất thị phần và thầm ảnh hưởng vào tay Shopee.
Sau khi để Alibaba vượt lên, "ông lớn" của Jack Ma có lẽ đã có bài học cho riêng mình.
"Tôi cho rằng Alibaba có thể xoay chuyển cuộc chơi", Jianggan Li, người sáng lập và CEO Momentum Works, nói với Tech in Asia. "Vấn đề mấu chốt ở đây không phải là đổ thêm tiền mà phải xác định chiến lược rõ ràng, nhất quán và thay đổi toàn bộ cấu trúc tổ chức của Lazada".