|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Nhiều doanh nghiệp bất động sản KCN phía Nam 'tê liệt' do dịch

15:58 | 21/10/2021
Chia sẻ
Trong khi quý II hầu hết các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp báo lãi lớn thì kết quả kinh doanh của nhóm này trong quý III có sự phân hóa mạnh. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phía Nam gần như "tê liệt" do đợt dịch lần thứ 4.

Do ảnh hưởng dịch COVID-19, hầu hết các giao dịch đều phải tạm dừng trong quý III, nhất là ở thị trường miền Nam. Các KCN đang hoạt động cũng phải giảm công suất để phòng chống dịch, chưa kể một số KCN có F0.

Theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường, giá chào thuê đất công nghiệp tại phía Nam chững lại do dịch và tỷ lệ lấp đầy trong quý không có sự thay đổi so với quý trước.

Thống kê sơ bộ từ một số doanh nghiệp BĐS KCN đã công bố kết quả kinh doanh quý III cho thấy, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai giảm mạnh so với cùng kỳ.

CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (Mã: TIP) cho biết, hầu hết doanh thu từ các mảng hoạt động đều giảm trong quý do ảnh hưởng dịch. Các doanh nghiệp trong KCN phải thu hẹp sản xuất, thậm chí một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động do không thể tổ chức thực hiện phương án "3 tại chỗ".

Theo đó, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế (LNST) của Tín Nghĩa đều giảm trên 80% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 29,5 tỷ đồng và 6,8 tỷ đồng.

Tương tự tại CTCP Thống Nhất (Mã: BAX), doanh thu thuần và LNST của doanh nghiệp đồng loạt giảm trên 90% so với cùng kỳ khi đạt 18,9 tỷ đồng và 6,8 tỷ đồng.

Theo chia sẻ từ Thống Nhất, doanh nghiệp chưa ghi nhận doanh thu bán đất nền, nhà ở dự án do dịch diễn biến phức tạp. Đồng thời, các doanh nghiệp trong KCN chỉ hoạt động cầm chừng, còn các công trình đang thi công cũng phải tạm ngừng.

Kết quả kinh doanh của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) cũng giảm mạnh do doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu cho thuê đất một lần như cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thuần đạt 37,5 tỷ đồng và LNST đạt 48,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 63,5% và 50,4% so với quý III năm ngoái.

Kết quả kinh doanh quý III/2021 (mặt trước) và 9 tháng đầu năm (click vào ảnh để xem mặt sau).

Một số doanh nghiệp KCN tăng trưởng nhờ mảng BĐS dân dụng 

CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D) hay CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Mã: IJC) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng bất chấp dịch nhờ mảng BĐS dân dụng.

Trong đó, doanh thu từ dự án Khu dân cư Lộc An tăng mạnh giúp doanh thu thuần và LNST của D2D lần lượt tăng hơn 131% và 152% so với cùng kỳ, đạt 146,7 tỷ đồng và 85,7 tỷ đồng. 

Tương tự với CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, Mã: IJC), hoạt động kinh doanh BĐS tăng trưởng cùng doanh thu hợp tác với công ty mẹ giúp doanh nghiệp đạt 82,7 tỷ đồng LNST trong quý III, tương ứng tăng trưởng 28,6% so với cùng kỳ.

Riêng trường hợp CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC), hoạt động cho thuê đất vẫn tích cực trong giai đoạn dịch, biên lãi gộp của doanh nghiệp tăng từ 58% ở cùng kỳ lên 61% trong quý II. Kết quả chung, doanh thu thuần và LNST của doanh nghiệp tăng 84% và 79,2% so với cùng kỳ, lần lượt ghi nhận 162,8 tỷ đồng và 66,5 tỷ đồng.

Theo các chuyên viên phân tích của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Sonadezi Châu Đức là một trong những doanh nghiệp có nhiều dư địa tăng trưởng ở miền Nam trong thời gian tới nhờ chi phí giải phóng mặt bằng trung bình tương đối thấp so với các dự án lân cận.  

Dự kiến đến cuối năm nay, Sonadezi còn 334 ha đất đã giải phóng mặt bằng có thể cho thuê và 72 ha đất khu đô thị có thể bán.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản KCN phía Nam 'tê liệt' do dịch - Ảnh 2.

Trong đợt dịch vừa qua, một số doanh nghiệp sản xuất đã phải chuyển dịch đơn hàng ra khỏi Việt Nam để ứng phó với tình hình. Tuy nhiên, các chuyên gia JLL đánh giá đây chỉ là tình huống tạm thời và chưa có doanh nghiệp FDI nào rời khỏi Việt Nam.

Nhiều khả năng đà tăng trưởng của các doanh nghiệp KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp ở phía Nam sẽ gặp thách thức trong ngắn hạn do các hoạt động bị trì hoãn trong giai đoạn dịch, trong đó có tiến độ pháp lý các dự án đang triển khai và tiến độ ghi nhận doanh thu.

Song, nhiều chuyên gia cũng như các đơn vị nghiên cứu thị trường đánh giá, phân khúc KCN vẫn có nhiều nhiều triển vọng trong trung - dài hạn.

Theo CBRE, các KCN cũng như khách thuê có xu hướng di chuyển ra các ngoại thành ngày càng rõ ràng hơn do giá thuê đất tại các trung tâm công nghiệp đang rất cao, trong khi quỹ đất không còn nhiều.

Tại thị trường miền Bắc, các địa phương lân cận Hà Nội như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng,… đang được các doanh nghiệp trong nước đầu tư dự án mới và nhiều nhà đầu tư tìm kiếm đất thuê với chi phí thấp hơn thủ đô.

Một số doanh nghiệp đã đi trước đón đầu như CTCP Vinhomes (Mã: VHM) có 11 dự án KCN đang được triển khai với tổng quy mô hơn 4.730 ha, tập trung ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Theo dự kiến, một số KCN tại Hải Phòng có thể bắt đầu cho thuê từ năm 2023.

Nguyên Ngọc

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.