|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hai lực đẩy cho thị trường bất động sản 2022

10:54 | 09/01/2022
Chia sẻ
Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành và công ty chứng khoán, bất động sản sẽ dần hồi phục và phát triển trở lại từ năm 2022 nhờ nhiều yếu tố, trong đó có hạ tầng.

Trong báo cáo chiến lược vừa công bố mới đây, các chuyên viên của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định ngành bất động sản (BĐS) sẽ tương đối tích cực trong năm 2022 và góp phần cho quá trình phục hồi của ngành xây dựng nhờ vào hai yếu tố chính.

Thứ nhất, nguồn cung bất động sản đang từng bước được cải thiện với kỳ vọng các chủ đầu tư có thể tiến hành mở bán các dự án ra thị trường. 

Hiện nay, các vấn đề về pháp lý đang dần được gỡ bỏ nhằm rút ngắn thời gian phát triển dự án (rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng). 

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cao cũng giúp cho các chủ đầu tư mạnh dạn hơn trong việc tổ chức các sự kiện mở bán và đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung chung cho cả thị trường. 

"Việc ra được dự án tạo hiệu ứng kép theo hướng tích cực khi giúp mang lại dòng tiền từ người mua nhà cho các chủ đầu tư trong bối cảnh nhu cầu mua nhà vẫn rất mạnh mẽ trên nền lãi suất thấp và kỳ vọng vào tốc độ đô thị hóa cao tại Việt Nam trong dài hạn", VDSC nhận định.

Dữ liệu dự báo từ CBRE Việt Nam cho thấy, nguồn cung trong năm 2022 ước tính 22.000 căn (tăng 69% so với cùng kỳ). TP Thủ Đức và huyện Bình Chánh được dự báo là hai địa phương chiếm phần lớn nguồn cung với 18.659 và 7.675 sản phẩm.

VDSC cho rằng việc trì hoãn mở bán các dự án của các chủ đầu tư từ năm 2021 sang năm 2022 cũng sẽ góp phần bổ sung vào nguồn cung năm sau. Đơn cử như CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) đã dời kế hoạch mở bán 1.000 căn hộ tại dự án ở quận Bình Tân từ hai quý cuối năm 2021 sang năm 2022.

Thứ hai, làn sóng đầu tư công mạnh mẽ qua việc phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2021-2025 là lực đẩy để thị trường BĐS phát triển trong thời gian tới. 

Tổng dự toán kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng (120 tỷ USD), tăng 43% so với 87 tỷ USD ở giai đoạn 2016-2020. 

Theo VDSC, "Chính phủ sẽ đẩy mạnh việc giải ngân cơ sở hạ tầng từ năm 2022 để phục hồi nền kinh tế sau cú sốc COVID-19 giai đoạn 2020 - 2021. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp BĐS với quỹ đất sạch sẽ được hưởng lợi chính từ đà tăng giá tại các khu vực có nhiều dự án cơ sở hạ tầng lân cận như ở TP. HCM, Hà Nội và các thành phố vệ tinh".

Hai lực đẩy cho thị trường bất động sản 2022  - Ảnh 2.

Hai lực đẩy cho thị trường bất động sản 2022  - Ảnh 3.

Hai lực đẩy cho thị trường bất động sản 2022  - Ảnh 4.

Song, VDSC cũng lưu ý một số rủi ro có thể tác động tiêu cực đến thị trường và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp như khả năng bùng dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và giải ngân trong đầu tư công; hay như việc tiến độ cấp phép chậm hơn dự kiến tại các dự án, đặc biệt tại khu vực TP HCM.

Nguyên Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.