|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

CPTPP: Cam kết thuế quan của Việt Nam đối với rau quả nhập khẩu

10:00 | 27/09/2020
Chia sẻ
Việt Nam có mức cam kết về thuế quan đối với rau quả nhập khẩu từ các nước CPTPP tương đối hạn chế.

Mức thuế cam kết trong CPTPP

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), so với các nước CPTPP, Việt Nam có mức cam kết về thuế quan đối với rau quả nhập khẩu từ các nước CPTPP tương đối hạn chế. 

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

So sánh mức thuế cam kết trong CPTPP và các mức thuế hiện đang áp dụng

Trong số 10 đối tác CPTPP, 7 đối tác đã có FTA đang còn hiệu lực với Việt Nam (gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Chile, Brunei, Malaysia, Singapore). Mức thuế quan đối với sản phẩm rau quả mà Việt Nam cam kết trong các FTA này là tương đối cao.

Đối với Canada, Mexico và Peru (ba đối tác mà trước CPTPP chưa có FTA với Việt Nam), mức thuế MFN mà Việt Nam đang áp dụng đối với các sản phẩm rau quả nhập khẩu từ các nước này cũng khá cao, cụ thể:

15.82% đối với các sản phẩm rau tươi và sơ chế Chương 07;

24,26% đối với các sản phẩm quả tươi và sơ chế Chương 08;

32,16% đối với các sản phẩm rau quả chế biến Chương 20.

Do đó, CPTPP sẽ không làm thay đổi đột ngột thuế nhập khẩu đối với rau quả từ các nước CPTPP vào Việt Nam. Thị trường rau quả của Việt Nam cũng chỉ được mở dần dần.

Các cam kết về thuế quan của Việt Nam cho đối tác trong CPTPP chỉ có hiệu lực đối với các đối tác đã phê chuẩn CPTPP, chưa có hiệu lực với những đối tác chưa phê chuẩn.

Chi tiết Lộ trình cắt giảm thuế Việt Nam áp dụng với mặt hàng rau quả trong CPTPP

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.