|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Loạn ứng dụng chống COVID-19 tại Việt Nam và bài học kiểm soát dịch chỉ từ một app đơn nhất của Trung Quốc

14:46 | 15/09/2021
Chia sẻ
Bluezone, Sổ sức khỏe điện tử; Tiêm chủng, NCOVI, tokhaiyte.vn;... hàng loạt các ứng dụng, trang web đã được đưa vào sử dụng trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua không khỏi khiến nhiều người dân cảm thấy bối rối.

Hiện nay, trên các kho ứng dụng, xuất hiện rất nhiều ứng dụng liên quan đến sức khỏe và y tế, có thể kể đến Bluezone; Sổ sức khỏe điện tử... ngoài ra, còn có một số trang web phục vụ công tác chống dịch COVID-19 như tokhaiyte.vn; luongxanh.drvn.gov.vn; suckhoe.dancuquocgia.gov.vn... 

Điều này vô tình gây nhiễu thông tin cho người sử dụng, khiến họ khó phân biệt đâu là ứng dụng chính thống đâu là ứng dụng không chính thống. Các ứng dụng được áp dụng như thế nào, đặc biệt hiện nay, một số tỉnh, thành cũng đưa ra ứng dụng khai báo y tế như các bộ, ngành đang triển khai, làm nảy sinh bất tiện trong việc sử dụng.

Cách Trung Quốc sử dụng hiểu quả một app theo dõi sức khỏe cho tất cả trong cuộc chiến với COVID-19 - Ảnh 2.

Cần thống nhất các app sức khỏe về một mối. (Ảnh: Thùy Trang).

Ma trận app chống dịch

Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM đã họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chiều 11/9, trả lời về câu hỏi người dân phản ánh quá mệt mỏi về việc cài đặt nhiều app khai báo y tế, lưu thông trên đường, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM cho biết quá nhiều app cũng gây bất tiện.

“Bản thân tôi cũng cài rất nhiều ứng dụng”, ông Hà nói và cho biết mỗi một app đều có tính năng, mục tiêu cho công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, quá nhiều app cũng gây bất tiện cho người sử dụng.

Trao đổi với Tiền Phong về thực trạng có nhiều ứng dụng khai báo ý tế, PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 3 ứng dụng được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chính thức công nhận là nCovi, tokhaiyte.vn và Bluezone.

Trong đó, ứng dụng nCovi và Tờ khai y tế được triển khai hơn hai năm, sau đó là Bluezone. “Ứng dụng Bluezone được đề xuất đưa vào với kỳ vọng truy vết, tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, ứng dụng này đến nay chưa phát huy được tác dụng như kỳ vọng.

Ngày 11/9, tại cuộc họp về các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì chỉ đạo phát triển một ứng dụng chính thức của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 để người dân sử dụng thuận tiện (tạm gọi là ứng dụng phòng, chống COVID - PcCovid).

Theo phản ánh, các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch vẫn chưa được kết nối, liên thông, chưa tạo thuận lợi cho cả người dân và các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch cũng như công tác quản lý của chính quyền các cấp. Đặc biệt, người dân gặp không ít khó khăn, lúng túng khi phải sử dụng nhiều ứng dụng phòng, chống dịch khác nhau.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian sớm nhất phải có một ứng dụng chính thức duy nhất thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng được yêu cầu về thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Việc ứng dụng tốt các công nghệ là minh chứng rất quan trọng trong việc chống lại đại dịch COVID-19. Trong thời gian bùng phát dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào năm 2002, các nhà khoa học đã mất hơn một năm để giải mã bộ gen của virus, trong khi nhờ vào tiến bộ công nghệ, bộ gen của coronavirus đã được xác định trong vòng một tháng. 

Bằng cách tập hợp các nguồn lực và triển khai công nghệ mới nhất, Trung Quốc đã giảm thiểu tác động của virus ở một mức độ đáng kể và khiến mọi người gặp nguy hiểm. Ngày nay, một số quốc gia bị ảnh hưởng đang xem xét mô hình Trung Quốc sử dụng công nghệ để tiếp thu và ứng dụng.

Bài học phát triển ứng dụng tầm soát COVID-19 từ Trung Quốc

Nhờ sẵn có một mạng lưới giám sát phức tạp, chính phủ Trung Quốc đã bắt tay với các gã khổng lồ công nghệ nhuwg Alibaba và Tencent để phát triển một hệ thống đánh giá sức khỏe được mã hóa bằng màu sắc. Hệ thống này được ứng dụng để theo dõi hàng triệu người hàng ngày. 

Ứng dụng dành cho smartphone lần đầu tiên được triển khai tại Hàng Châu với sự hợp tác của Alibaba. Nó chỉ định ba màu cho mọi người, gồm xanh lá cây, vàng và đỏ. Những màu sắc này dựa trên cơ sở lịch sử đi lại và y tế của họ. 

Cách Trung Quốc sử dụng hiểu quả một app theo dõi sức khỏe cho tất cả trong cuộc chiến với COVID-19 - Ảnh 1.

Hệ thống theo dõi lịch sử đi lại và dịch tễ của từng công dân được chính phủ Trung Quốc thiết lập. (Ảnh: Geospatialworld).

Tại Thâm Quyến, một phần mềm tương tự đã được Tencent tạo ra. Việc một người nên bị cách ly hay được phép đi lại tự do được quyết định dựa trên mã màu. Công dân phải đăng nhập vào ứng dụng bằng các dịch vụ ví thanh toán như Alipay của Alibaba, ví của Ant,... Chỉ những người được gán mã màu xanh mới được phép vào các khu vực công cộng sau khi sử dụng mã QR được chỉ định tại các ga tàu điện ngầm, văn phòng... 

Hầu hết các địa điểm công cộng đều có các trạm kiểm soát để kiểm tra mã số và nhiệt độ cơ thể của một người. Hơn 200 thành phố của Trung Quốc đã sử dụng hệ thống này.

Để chống lại virus một cách hiệu quả, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống giám sát khổng lồ. Chính phủ Trung Quốc thu thập dữ liệu vị trí trên điện thoại thông minh, nhiệt độ cơ thể, lịch sử du lịch và các chi tiết khác của mọi người trong một cơ sở dữ liệu tập trung, trong đó dữ liệu được phân tích bằng Big Data và Learning Machine. 

Hàng nghìn camera quan sát hỗ trợ nhận dạng khuôn mặt cũng đã được lắp đặt tại hầu hết các trung tâm kiểm dịch và chỉ những người được chỉ định mã màu xanh mới được phép lái xe trên đường. Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng dữ liệu từ WeChat, ứng dụng nhắn tin tức thời phổ biến cũng có ví kỹ thuật số. Nhờ WeChat, chính phủ có thể tìm ra số người tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh và ra lệnh cho họ tự cách ly. 

Ví dụ, nếu trong mười ngày qua, một người bị nhiễm bệnh mua bánh quy từ cửa hàng tạp hóa bằng tiền WeChat hoặc AliPay, nhân viên thu ngân tại cửa hàng đã tiếp xúc với anh ta, sẽ được yêu cầu tự cách ly.

Không chỉ giám sát lịch sử đi lại 

Để giảm thiểu dịch bệnh và quét chính xác những người được chẩn đoán nhiễm virus, các quốc gia trên toàn cầu cũng đang theo dõi dữ liệu điện thoại thông minh. Ví dụ, ở Úc, tất cả các công ty kết nối di động đã trở thành điều bắt buộc phải lưu dữ liệu ít nhất hai năm của mỗi người, bao gồm dữ liệu về nơi ở của người đó hoặc đơn giản là dữ liệu vị trí. 

Dữ liệu này sẽ rất quan trọng trong việc kiểm tra lịch sử đi lại của người có kết quả xét nghiệm dương tính. Việc phát hiện bất kỳ điện thoại nào nằm trong phạm vi gần với điện thoại của người bị nhiễm virus cũng trở nên dễ dàng hơn trong nhiều tháng qua. Chủ sở hữu của những chiếc điện thoại đó sau đó có thể được kiểm tra, bất kể họ có xuất hiện các triệu chứng hay không. 

Cách Trung Quốc sử dụng hiểu quả một app theo dõi sức khỏe cho tất cả trong cuộc chiến với COVID-19 - Ảnh 2.

Các ứng dụng nhắn tin, ví điện tử cũng được liên kết với hệ thống giám sát. (Ảnh: Geospatialworld).

Mỹ, Singapore, Ba Lan, Israel và Hàn Quốc là một số quốc gia khác đang sử dụng tính năng theo dõi trên điện thoại thông minh. Ngoài ra, chính phủ Anh được cho là đang thảo luận về khả năng theo dõi dữ liệu vị trí với British Telecom, nhà khai thác lớn nhất của đất nước. 

Mặc dù không thể phủ nhận rằng mức độ nghiêm trọng của kịch bản hiện tại đòi hỏi những biện pháp kể trên, nhưng điều cần thiết là không hoàn toàn lạm dụng quyền riêng tư. Việc các quốc gia và tập đoàn phân chia các bước này có thể là điều đáng ngại đối với quyền tự do của công dân và khiến việc giám sát trở thành một điều bình thường mới, ngay cả ở những cơ sở dân chủ nhất. 

Thùy Trang