[Infographic] Sự bùng nổ của kim loại thường: Một thị trường giá lên đã bắt đầu?
Bạch kim đang đối mặt với 'cơn ác mộng kinh hoàng nhất' kể từ năm 2005 | |
Thị trường kim loại 'chao đảo' vì lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc |
Trong giai đoạn mở rộng kinh tế, đây là những vật liệu đầu tiên hỗ trợ nền kinh tế, giảm lượng hàng tồn tại kho kim loại và cuối cùng là nguồn cung, mỏ của chúng.
Sự bùng nổ của kim loại thường?
Trong ba năm qua, giá kim loại thường đã tăng nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế và dự báo của việc sử dụng các công nghệ mới như pin lithium-ion, năng lượng xanh và xe điện. Theo đó, giá cobalt đã tăng 232%, giá kẽm tăng 64%, nickel tăng 59%, đồng 45%, chì 34%, thiếc 36% và nhôm tăng 42%.
Nguyên nhân của sự tăng giá?
Sự tăng trưởng bên ngoài thế giới phương Tây là động lực chính của sự bùng nổ kim loại thường, và nó có thể sẽ tiếp tục đẩy giá tăng cao hơn nữa trong tương lai.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ kim loại chính nhờ sự mở rộng nền kinh tế một nhanh chóng, và với những nỗ lực gần đây để cải thiện các tiêu chuẩn môi trường, nên kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời loại bỏ nguồn cung chất lượng thấp và hoạt động sản xuất kim loại gây độc hại cho môi trường. Ấn Độ và châu Phi cũng sẽ là những nguồn nhu cầu kim loại thường nổi lên trong những thập kỷ tới.
Tuy nhiên, đây không chỉ là câu chuyện của các quốc gia đang phát triển, vì một số yếu tố phát triển quan trọng sẽ lôi kéo cả nền kinh tế phát triển vào làn sóng nhu cầu tiếp theo đối với kim loại thường.
Nguồn nhu cầu mới
Nhu cầu về kim loại thường trong tương lai sẽ đền từ sự khởi đầu của một thế giới kết nối và bền vững hơn thông qua việc áp dụng các thiết bị và phương tiện điện tử. Điều này sẽ đòi hỏi sự thành lập một cơ sở hạ và việc sử dung các nguồn năng lượng truyền thống trở nên lỗi thời, gây áp lực lên các nguồn kim loại thường hiện tại.
Việc chuyển đổi sẽ mang tính chất toàn cầu và để thử các giới hạn của nguồn cung khoáng sản hiện tại.
Công nghệ năng lượng tái tạo
Các lưới điện trên khắp thế giới sẽ thích ứng với các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và các công nghệ khác. Theo Triển vọng Năng lượng Thế giới (IEA 2017), dự kiến từ năm 2017 - 2040, tổng cộng 160 GW điện bổ sung trên toàn cầu đến từ năng lượng tái tạo mỗi năm.
Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 2/3 tổng vốn đầu tư toàn cầu vào các nhà máy điện đến năm 2040. Đối với nhiều quốc gia, đây là nguồn phát điện năng lượng rẻ nhất. Năng lượng tái tạo phụ thuộc rất lớn vào kim loại thường để xây dựng, và sẽ không tồn tại nếu thiếu chúng.
Xe điện (EV)
Xe sử dụng động cơ xăng sẽ trở thành hóa thạch. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), số lượng xe điện toàn cầu được lưu thông trên đường sẽ đạt 125 triệu vào năm 2030. Đến thời điểm đó, Trung Quốc sẽ chiếm 39% thị trường EV toàn cầu.
Nguồn cung sụt giảm
Hiện tại, lượng tồn kho tại Sở giao dịch kim loại London (LME) đang ở mức thấp nhất trong 5 năm, với thiếc giảm nhiều nhất, 400%.
Theo Triển vọng thị trường hàng hóa (Ngân hàng Thế giới, công bố tháng 4/2018), nguồn cung có thể bị hạn chế bởi việc chậm nâng công suất mới, thắt chặt các hạn chế về môi trường, lệnh trừng phạt đối với các nhà sản xuất hàng hóa và chi phí gia tăng. Nếu nguồn cung mới không đi vào thị trường, điều này cũng có thể khiến giá kim loại thường tăng cao hơn nữa.
Nguồn cung mới?
Chỉ có một nguồn để bổ sung và đáp ứng nhu cầu trong tương lai, và đó là với khai thác mỏ.
Các mỏ mới cần được phát hiện, phát triển và được đưa vào khai thác để đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, những người đầu tư vào các kim loại cơ bản có thể thấy nguồn cung khan hiếm khiến giá tăng mạnh, khi nền kinh tế hướng tới một tương lai điện hóa trên một hành tinh ngày càng đông dân cư.