Bức tranh thương mại điện tử Việt Nam 2021: Cú hích cho ngành hàng tươi sống từ đại dịch
Trong lúc Việt Nam đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 tồi tệ nhất, thương mại điện tử (thương mại điện tử) đang trở thành một "cứu cánh" quan trọng với nhiều người.
Những chuyển động mới trên thị trường thương mại điện tử
Một phân tích gần đây của RedSeer nói rằng trong ngành thương mại điện tử, ngành hàng tiêu dùng nhanh đang là mảng được hưởng lợi nhiều nhất khi nhiều tỉnh thành tại Việt Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.
Ngành hàng này đang nhận được thúc đẩy chưa từng có khi người dùng đổ xô lên mua sắm trực tuyến để phục vụ nhu cầu hàng tươi sống với những hứa hẹn như được giao hàng nhanh và lựa chọn hàng hoá đa dạng.
Mới đây, Alibaba cũng dẫn dắt một vòng đầu tư trị giá 400 triệu USD vào Masan Group, tập đoàn sở hữu chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi VinMart/VinMart+. Thương vụ này sẽ giúp Lazada, sàn thương mại điện tử mà Alibaba nắm cổ phần chi phối, có một lợi thế lớn trong cuộc đua giao hàng tươi sống.
Dù vậy, các lợi thế cạnh tranh cũng dần biến mất trong trường hợp thắt chặt các quy định giãn cách xã hội. Một trong những tỉnh, thành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là TP HCM. Khi nhiều chợ truyền thống đóng cửa vì dịch bệnh, các sàn thương mại điện tử giao đồ tươi sống bắt đầu có hiện tượng nghẽn vì không kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Trong khi đó, về phía ngành hàng tổng hợp trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam gần như bị "khoá chặt" với cuộc đua tứ mã Tiki, Sendo, Shopee và Lazada. Ngoài thế mạnh này, các sàn vẫn đang tiếp tục mở rộng lĩnh vực hoạt động, lấn sân sang tài chính, bảo hiểm,... sau các khoản đầu tư khủng.
Đơn cử, theo DealSrteetAsia, từ đầu năm đến nay, Tiki đã kêu gọi được 100 triệu USD đầu tư. Để đẩy mạnh mảng cung ứng dịch vụ tài chính, Tiki cũng hợp tác với công ty bảo hiểm toàn cầu AIA.
Về khó khăn, thương mại điện tử ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những quy định chặt chẽ hơn, trong đó có yêu cầu phải nộp thuế thay cho người bán hàng. Dù vậy, quy định này hiện tại đang được tạm hoãn hiệu lực.
Mặc dù mảng thương mại điện tử ngành hàng tổng hợp đã bị thống trị bởi nhiều cái tên lớn, Tech in Asia nhìn nhận thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội cho các mảng kinh doanh ngách.
Các ngành hàng như làm đẹp hay đồ điện tử cũng rất đáng chú ý. Tháng 10 năm ngoái, startup ngành hàng làm đẹp Indonesia Sociolla tuyên bố kế hoạch mở rộng vào thị trường Việt Nam sau khi gọi vốn thành công 58 triệu USD.
Kể từ thời điểm này, Sociolla đã mở được hai cửa hàng tại Việt Nam. Thế Giới Di Động, một "ông lớn" bán lẻ đồ điện tử theo mô hình offline-to-online, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của mình khi ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ròng 26% trong nửa đầu năm 2021.
Theo một nghiên cứu của Google, Temasek, và Bain & Company, mảng thương mại điện tử của Việt Nam được dự đoán sẽ chạm mốc 29 tỷ USD giá trị hàng hoá giao dịch cho tới thời điểm năm 2025. Tiềm năng thương mại điện tử của Việt Nam chỉ xếp sau Indonesia tại Đông Nam Á.
Dù vậy, cách thương mại điện tử Việt Nam thuyết phục được những khách hàng vốn đã quá quen với mua sắm truyền thống tiếp tục thói quen mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu online khi dịch bệnh qua đi vẫn còn là ẩn số.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/