|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Mirae Asset điểm tên loạt doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống tiềm năng năm 2022

16:51 | 23/03/2022
Chia sẻ
Chứng khoán Mirea Asset đánh giá nhóm doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu lương thực vẫn là hai nhóm có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất trong năm 2022, theo sau đó là nhóm doanh nghiệp đồ uống.

Báo cáo của Chứng khoán Mirae Asset cho biết tổng lợi nhuận hoạt động 2021 của doanh nghiệp F&B niêm yết giảm 2,3% so với năm 2020 đi kèm với sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm doanh nghiệp. 

Xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu lương thực là hai nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận nổi bật năm 2021 nhờ sự phục hồi của thị trường quốc tế. Ngược lại, sản xuất đồ uống và chăn nuôi là hai nhóm có lợi nhuận cốt lõi suy giảm mạnh nhất.

Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp F&B sẽ tiếp tục phân hóa năm 2022

Nhờ tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19, chính phủ Việt Nam đã dần dần mở cửa nền kinh tế từ đầu năm 2022 và đã khôi phục lại toàn bộ hệ thống du lịch nội địa cũng như quốc tế kể từ 15/3/2022. Tuy nhiên, Mirae Asset cho rằng chiến tranh Ukranie - Nga nổ ra đã cản trở sự phục hồi của ngành F&B Việt Nam. 

Chiến tranh nổ ra và các lệnh cấm vận mà Mỹ, Anh và các nước thuộc Liên Minh Châu Âu áp dụng lên Nga đã đẩy giá các hàng hóa thực phẩm cơ bản tăng phi mã lên mức cao nhất trong hàng chục năm qua. Ngoài ra, giá phân bón cao kỷ lục cũng đẩy giá thực phẩm trong ngắn hạn lên mức cao mới.

Nhóm doanh nghiệp nào ngành F&B sẽ hưởng lợi trong năm 2022? - Ảnh 3.

Nguồn: Bloomberg/Mirae.

Nhóm doanh nghiệp nào ngành F&B sẽ hưởng lợi trong năm 2022? - Ảnh 4.

Nguồn: Wordbank/Mirae.

Sự phục hồi hậu COVID-19 tác động tích cực còn chiến tranh Nga – Ukraina và lạm phát gây áp lực lên tất cả các nhóm ngành. Chiến tranh Nga – Ukraina và căng thẳng thương mại thế giới hậu chiến tranh sẽ tạo nên sự phân hóa trong bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp F&B.

Mirae Asset điểm tên loạt doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống tiềm năng năm 2022 - Ảnh 3.

Các chuyên gia phân tích của Mirae Asset cho rằng, xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu lương thực là hai nhóm doanh nghiệp F&B có cơ hội gia tăng lợi nhuận tốt nhất năm 2022.

Hai quốc gia Nga và Ukraine xuất khẩu 26% lúa mỳ và 7% cá của thế giới. Chiến tranh giữa hai nước này và các lệnh cấm vận hậu chiến sẽ làm gián đoạn nguồn cung bột mỳ dẫn tới nhu cầu nhập khẩu hai sản phẩm này từ các khu vực khác trên thế giới tăng lên kèm theo giá tăng.

Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cá minh thái từ Nga. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và các thủy sản thay thế sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Bên cạnh đó, thiếu hụt lúa mỳ là thực phẩm chính của thế giới sẽ dẫn đến nhu cầu cho lương thực thay thế là gạo Việt Nam được hưởng lợi. Báo cáo phân tích chỉ ra các doanh nghiệp có khả năng hưởng lợi như : VHC, IDI, ANV, TAR, LTG.

Nhóm doanh nghiệp đồ uống (đáng chú ý là Sabeco) nằm trong top tiếp theo có cơ hội tăng trưởng lợi nhuận. Mức tiêu thụ đồ uống nhiều khả năng sẽ tiếp cận lại gần mức trước COVID khi du lịch quốc tế đến Việt Nam đã được chính thức nối lại từ 15/3/2021. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của nhóm đồ uống sẽ giảm do giá của các nguyên vật liệu đều đang ở mức cao lịch sử, trong đó có malt, hương liệu, đường, nhôm và nhựa.

Ngoài ra, Mirae Asset cũng chỉ ra một số doanh nghiệp không nằm hai nhóm lợi thế trên nhưng vẫn có khả năng đạt được mức tăng trưởng tốt nhờ vị thế cạnh tranh đặc biệt như Masan hay Dabaco.

Masan có doanh thu chủ yếu đến từ phân khúc thực phẩm và đồ uống cao cấp do đó doanh nghiệp này sẽ ít chịu ảnh hưởng của giá nguyên liệu tăng so với với doanh nghiệp ở phân khúc thấp. Bên cạnh đó, mảng đồ uống và sản phần giặt tẩy của Masan cũng có khả năng tăng trưởng cao.

Còn Dabaco sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh ở mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi mảng bất động sản và mảng kinh doanh mới là vắc xin tả lợn châu phi. Mirae Asset đánh giá tiềm năng tăng trưởng của Dabaco là rất lớn vì tầm quan trọng của vắc xin ASF.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

T.Đan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.