|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Việt Nam 2022 sẽ gập ghềnh chông gai hay thuận buồm xuôi gió?

07:18 | 29/12/2021
Chia sẻ
Mặc dù diễn biến dịch COVID-19 vẫn là một ẩn số với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn khá lạc quan khi cho rằng năm 2022 sẽ là bức tranh với gam màu tươi sáng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Khi đánh giá tốc độ phục hồi những tháng cuối năm và triển vọng trong năm 2022, nhiều tổ chức kinh tế đưa ra nhiều nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC nhận định kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022. Trong khi đó, các chuyên gia của VNDirect cũng dự báo GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 7,5% so với cùng kỳ vào năm 2022, với tốc độ phục hồi cao trên mọi phương diện.

Ngân hàng UOB cũng cho rằng nếu không có bất kỳ sự gián đoạn lớn nào như từ biến thể Omicron, Việt Nam có khả năng tiến tới mức mở rộng kinh tế “bình thường” hơn là 7,4% vào năm 2022 ở kịch bản lạc quan và khoảng 6-6,5% ở kịch bản cơ sở trên nền số liệu thấp của năm 2020 và 2021 và thế mạnh của các lĩnh vực ngoại thương hiện có.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 2022 đạt khoảng 6 - 6,5% năm tới. Với đà tăng trưởng đang dần được phục hồi cùng định hướng sống chung với COVID-19, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo mức tăng trưởng có thể vượt xa hơn con số này nếu không có nhưng biến động lớn từ đại dịch.

Kinh tế Việt Nam 2022 sẽ gập ghềnh chông gai hay thuận buồm xuôi gió? - Ảnh 1.

Kinh tế Việt Nam 2022 sẽ gập ghềnh chông gai hay thuận buồm xuôi gió? - Ảnh 2.

Trao đổi với người viết, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế, Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính, nhận định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 6-6,5% mà Quốc hội đề ra là khả thi, song đây cũng là mức dự báo khá thận trọng.

"Với tình hình phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm và các chỉ số vĩ mô thời gian trước đây, thì bản thân tôi và nhiều chuyên gia kinh tế khác đều cho rằng khả năng tăng trưởng GDP trong năm 2022 có thể đạt 7 - 7,5%, thậm chí cao hơn", ông chia sẻ.

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính nhận định, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể vượt chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra, đạt mức 8%.

"Với tình hình phục hồi như hiện nay, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu vẫn duy trì tốt bất chấp đại dịch COVID-19 thì đây sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ trong năm tới. Nếu dịch bệnh năm 2022 không có nhiều diễn biến phức tạp, các ngành dịch vụ như du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn,... cũng sẽ phục hồi trở lại", TS Nguyễn Đức Độ nhấn mạnh.

Kinh tế Việt Nam 2022 sẽ gập ghềnh chông gai hay thuận buồm xuôi gió? - Ảnh 1.

Định hướng sống chung với COVID-19 cùng chiến dịch tiêm phủ vắc xin được đẩy mạnh là một trong những yếu tố giúp đà phục hồi kinh tế 2022 vững chắc hơn. (Ảnh: Nikkei Asia).

Bên cạnh đó, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV, ông Trần Đức Anh, nhận định tăng trưởng kinh tế năm 2022 phụ thuộc vào nhiều yếu tố chưa chắc chắn như diễn biến dịch COVID-19 và gói phục hồi kinh tế của Chính phủ.

Nếu đặt trong kịch bản cơ sở, tức là dịch COVID-19 được kiểm soát và không có đợt giãn cách xã hội quy mô lớn, kết hợp cùng gói kích thích được thông qua với giá trị khoảng 500.000 - 600.000 tỷ đồng thì nhiều khả năng tăng trưởng của Việt Nam sẽ quay trở lại đà tăng trưởng.

Bên cạnh đó, theo quan điểm của ông, dựa trên nền tăng trưởng thấp của năm 2021 thì dư địa tăng trưởng GDP trên 7% trong năm 2022 là điều hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, trong kịch bản dịch bệnh vẫn có những tác động nhất định đến kinh tế - xã hội thì mức tăng trưởng GDP năm 2022 tương đương 6 - 6,5% như Quốc hội đề ra, tức là mức tăng trưởng tương đương với giai đoạn 2016 - 2019 đổ về trước thì đây là mục tiêu tăng trưởng tương đối là hợp lý.

Kinh tế Việt Nam 2022 sẽ gập ghềnh chông gai hay thuận buồm xuôi gió? - Ảnh 4.

Nhận định về động lực tăng trưởng trong năm 2022, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV, ông Trần Đức Anh cho biết đầu tiên là hoạt động chi tiêu, tiêu dùng trong nước sẽ phục hồi trở lại từ việc nhu cầu chi tiêu bị nén trong năm 2021. Sang tới năm 2022, nếu dịch bệnh được kiểm soát và các nền kinh tế được mở cửa trở lại thì nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng sẽ bung ra.

Các ngành, lĩnh vực được hưởng lợi như ngành dịch vụ, du lịch, giải trí,... đặc biệt là hàng tiêu dùng sẽ có được sức bật tương đối tốt.

Bên cạnh đó, vẫn có những động lực tăng trưởng mang tính chất truyền thống đối với Việt Nam như lĩnh vực xuất khẩu khi chúng ta đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam ra thế giới. Qua đó, những ngành hàng như dệt may, thủy hải sản,... sẽ được hưởng lợi.

Kinh tế 2022: Áp lực lạm phát là hiện hữu song đâu mới là nỗi lo lớn nhất của nền kinh tế? - Ảnh 5.

Động lực tiếp theo của nền kinh tế 2022 đến từ hoạt động thu hút đầu tư FDI, trong năm 2021 do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nên hoạt động đi lại giữa các quốc gia bị cản trở, qua đó hoạt động FDI của Việt Nam trong năm qua cũng bị ảnh hưởng.

"Tuy nhiên, ông cho rằng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng vào việc tăng trưởng vốn FDI đổ vào trong năm 2022. Mới đây nhất, Việt Nam cũng đã đón nhận thông tin tích cực khi hãng đồ chơi Lego của Đan Mạch đã quyết định đầu tư nhà máy tại Việt Nam với tổng vốn hơn 1 tỷ USD", ông Đức Anh nhận định.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế năm 2022 đến từ vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong khi tổng vốn đầu tư nước ngoài của nhiều nơi trên thế giới có dấu hiệu suy giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, thì hoạt động thu hút FDI của Việt Nam trong năm qua vẫn được duy trì ổn định so với các năm trước đây.

Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Việt Nam vào năm 2022, đặc biệt là khi các doanh nghiệp các hiệp định thương mại và tận dụng cơ hội từ các hiệp định.

Ông dẫn chứng, vào thời điểm dịch bệnh xuất hiện nhiều tình trạng "ngăn sông cấm chợ", kiểm tra ngặt nghèo, mỗi địa phương một chính sách, song tốc độ tăng trưởng về xuất nhập khẩu trong năm qua vẫn dự báo vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Ngoài ra, triển vọng năm 2022 lạc quan còn đến từ "sức bật" của nền kinh tế, mặc dù sản xuất kinh doanh trong năm đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng ngay khi chúng ta mở cửa sống chung với đại dịch thì nền kinh tế đã nhanh chóng phục hồi trở lại.

Điều này có thể thấy rõ thông qua việc thành lập doanh nghiệp mới, trong tháng 10 tăng 11,2 % so với tháng 9 và tháng 11 tiếp tục tăng lên 44,6% so với tháng 10.

Điểm tựa vững chắc của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 còn đến từ ngành nông nghiệp. Dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực nông lâm thủy sản 9 tháng vẫn đạt 2,74%, đóng góp 23,52% vào mức tăng chung của nền kinh tế.

Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của nông lâm thủy sản trong 11 tháng ước đạt gần 43,5 tỷ USD. Nếu tính cả năm, con số này ước đạt khoảng 47 tỷ USD, vượt chỉ tiêu đề ra 5 tỷ USD. Qua đó, ông cho rằng nông nghiệp chính là bệ đỡ ổn định giúp nên kinh tế tiếp tục tăng trưởng phát triển trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam 2022 sẽ gập ghềnh chông gai hay thuận buồm xuôi gió? - Ảnh 7.

Trước những cảnh báo về nguy cơ gia tăng lạm phát của Việt Nam trong năm tới của các tổ chức kinh tế, từ quan điểm cá nhân, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng lạm phát không phải là vấn đề đáng lo ngại nhất. Điều đáng lo ngại nhất trong năm tới chính là khả năng hấp thụ của nền kinh tế khi Chính phủ tung ra gói kích cầu.

Ông cho rằng, gói kích cầu là cần thiết và sẽ góp phần thúc đẩy sự phục hồi kinh tế Việt Nam vào năm 2022. Song, điều quan trọng hơn cả chính là phải xét tới khả năng hấp thụ của nền kinh tế, nếu gói kích cầu quá lớn mà nền kinh tế không có khả năng hấp thụ hết, thì có thể dẫn tới việc tăng lượng tiền trên thị trường từ đó gây nên lạm phát.

Kinh tế 2022: Áp lực lạm phát là hiện hữu song đâu mới là nỗi lo lớn nhất của nền kinh tế? - Ảnh 7.

Việc quy mô gói hỗ trợ là bao nhiêu sẽ tác động rất lớn tới nền kinh tế trong năm 2022, nhiều chuyên gia dự báo gói hỗ trợ có thể lên tới 600.000 - 800.000 tỷ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng với quy mô như trên, khả năng hấp thụ của nền kinh tế gần như là không có. Điều này có thể gây thương hại tới yếu tố cung - cầu, xáo trộn các cân đối vĩ mô.

"Từ đó, nó có thể tạo ra lạm phát rất lớn và có tác động lâu dài đến hoạt động điều hành, quản lý của nền kinh tế trong khoảng thời gian dài hạn, chứ không phải 1-2 năm. Sẽ rất nguy hiểm khi dòng tiền không đi đúng hướng, "chảy" vào lĩnh vực đầu cơ, rủi ro mà không đi vào sảm xuất, kinh doanh", ông Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.

Về nguy cơ cản trở tăng trưởng nền kinh tế do đại dịch COVID-19, ông Đinh Trọng Thịnh nhận định với tốc độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 như hiện nay, kết hợp cùng kế hoạch sống chung với COVID-19, nếu trong năm 2022 xảy ra đợt dịch thứ 5 thì cũng sẽ không quá nặng về và gây tổn thất lớn tới nền kinh tế.

Về phía Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV, ông Đức Anh cho rằng thách thức đầu tiên trong năm tới là rủi ro về tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ tái bùng phát trở lại, đặc biệt là khi xuất hiện chủng virus mới, chẳng hạn mới đây nhất là biến chủng Omicron.

Yếu tố rủi ro thứ hai ảnh hưởng tới nền kinh tế trong năm 2022 liên quan lạm phát, theo ông, ở thời điểm hiện tại, mức lạm phát của Việt Nam vẫn đang tương đối ổn định và gần như chắc chắn mức lạm phát trong năm 2021 sẽ thấp hơn mức mục tiêu 4% của Chính phủ.

Tuy nhiên, rủi ro lạm phát trong năm 2022 là vấn đề hiện hữu khi mức lạm phát ở các nước phát triển, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và EU có mức lạm phát đều tăng cao kỷ lục.

Kinh tế 2022: Áp lực lạm phát là hiện hữu song đâu mới là nỗi lo lớn nhất của nền kinh tế? - Ảnh 8.

Kết hợp giữa diễn biến giá của các loại hàng hóa như dầu, thép đều đang leo ở mức cao cộng với điểm rơi của các gói kích thích kinh tế của Chính phủ sẽ được thông qua trong thời gian tới đây thì sẽ khiến cho các áp lực lạm phát trong năm 2022, đặc biệt là thời điểm quý II/2022 sẽ rất lớn.

"Khi mức lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều các ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là ngân hàng nhà nước sẽ phải đưa ra chính sách tiền tệ có tính chất thắt chặt hơn và ảnh hưởng tới đà tăng trưởng của nền kinh tế, tức là mặt bằng lãi suất sẽ cao lên sẽ hạn chế các hoạt động kinh tế, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp",

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tai đây chỉ là những rủi ro có khả năng xảy ra, để có thể đánh giá mức lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 cao đến đâu thì vẫn cần có thêm thời gian để đánh giá. Ở thời điểm hiện tại, trong kịch bản cơ sở, ông Trần Đức Anh đánh giá lạm phát năm 2022 sẽ rơi vào khoảng 3,5 - 3,8%, vẫn nằm trong mức mục tiêu của Chính phủ.

Phương Trang

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.