|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Coteccons dự báo lợi nhuận chỉ đạt 20 tỷ năm nay, trình phương án không chia cổ tức năm 2021

21:55 | 04/04/2022
Chia sẻ
Sau năm lợi nhuận thấp kỷ lục dưới tác động của dịch COVID-19 và chi phí nguyên vật liệu gia tăng cùng với việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, Coteccons dự kiến năm 2022 lợi nhuận tiếp tục giảm 17% so với năm 2021.

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021, dự kiến diễn ra ngày 25/4 theo hình thức trực tuyến.

Mục tiêu doanh thu đạt 3 tỷ USD tới 2025

Theo tờ trình, năm 2022, Coteccons đề ra mục tiêu 15.010 tỷ đồng doanh thu, tăng 65% so với năm 2021 song lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 17% còn 20 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính là năm 2006 tới nay.

 ĐVT: tỷ đồng 

 ĐVT: tỷ đồng 

Kế hoạch trả cổ tức năm 2022 không được đề cập tới.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021, sau năm ghi nhận lợi nhuận thấp kỷ lục, công ty dự kiến trình cổ đông không chia cổ tức năm 2021. 

Coteccons từng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng dân dụng trong hơn một thập kỷ qua, tuy nhiên kể từ giai đoạn 2019 - 2020, doanh nghiệp đã chịu tác động bởi cuộc tái cấu trúc, thay đổi cơ cấu nhân sự cấp cao. Hệ quả là các backlog của Coteccons bị suy giảm mạnh. Năm 2019, Ban lãnh đạo cũ do xung đột lợi ích đã lần lượt đẩy các dự án sang công ty có liên quan và tiếp theo đó năm 2020 Coteccons gần như không thể kí được bất kỳ một dự án mới nào.

Việc tái cấu trúc xảy ra trong thời điểm quý IV/2020 khiến nhân sự tại công ty biến động đáng kể. Một số nhân sự của công ty ra đi cũng đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

Khó khăn chồng chất khó khăn, những hệ lụy do dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của Coteccons và làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên kém sắc.

Coteccons cho hay hàng loạt những công trường trọng điểm của Coteccons ở hai thành phố lớn là TP HCM, TP Hà Nội và một số tỉnh thành khác đều phải đóng cửa trong suốt 4 tháng giãn cách xã hội kéo theo những khoản chi phí trích lập dự phòng liên tiếp tăng vọt.

Lý do khiến chi phí vận hành tăng cao bởi Coteccons là doanh nghiệp xây dựng duy nhất trong thời gian giãn cách không thực hiện cắt giảm nhân sự, cắt giảm lương của người lao động. Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách, Coteccons còn phải gánh thêm các khoản chi phí cho biện pháp phòng chống COVID-19, hỗ trợ lực lượng lao động, nhà thầu phụ, duy trì tổ đội, thiết bị...

Mảng xây dựng liên tiếp gặp khó khi trong 2021, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (tăng 4% so với 2020), giá thép từ đầu năm có thời điểm tăng giá 3 lần, giá xi măng, giá cát xây dựng cũng lần lượt leo thang ảnh hưởng rất lớn tới giá thành xây dựng. Và đây cũng là năm công ty ghi nhận lợi nhuận thấp kỷ lục.

Bên cạnh đó, Coteccons cho hay tàn dư tại một số dự án cũ, chủ đầu tư chậm trễ trong việc thanh toán công nợ (lên đến hàng trăm tỷ đồng) hoặc không đồng ý thanh toán chi phí do pháp lý và điều khoản hợp đồng chưa rõ ràng cũng trực tiếp làm suy giảm tới sức khỏe dòng tiền của công ty.

Cũng trong năm ngoái, Coteccons đã thực hiện tái cấu trúc và trong quý IV/2021, Coteccons đã trúng thầu 40 dự án với tổng cộng 25.000 tỷ đồng. 

Coteccons cho biết hướng tới chiến lược phát triển 5 năm (2021-2025) với mục tiêu doanh thu là 3 tỷ USD. Trong đó Coteccons sẽ tập trung vào 5 yếu tố: mô hình kinh doanh khác biệt, con người, sản phẩm và dịch vụ, Marketing và đa dạng hóa.

Coteccons đang nghiên cứu và phát triển mở rộng các lĩnh vực đầu tư và kinh doanh mới với các phân khúc khách hàng mới, sản phẩm và dịch vụ mới như Finance - Design & Build, bước đầu tiến vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và phát triển hạ tầng. 

 Ảnh: Coteccons.

Muốn thay đổi năm tài chính

Tại đại hội, doanh nghiệp dự kiến trình phương án phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) từ nguồn cổ phiếu quỹ với giá 10.000 đồng/cp. Hiện Coteccons đang có số lượng cổ phiếu quỹ là 5.395.527 cổ phiếu. 

Công ty dự kiến năm 2022 sẽ đề xuất phát hành 554.785 cổ phiếu quỹ, chiếm 0,75%/ số cổ phiếu đang lưu hành (tương đương 10,3% tổng số cổ phiếu quỹ).

Năm 2023, đề xuất phát hành 792.550 cổ phiếu quỹ, chiếm 1,07% trên số cổ phiếu đang lưu hành (tương đương 14,7% tổng số cổ phiếu quỹ).

Điều kiện chào bán cổ phiếu ESOP là doanh thu cả năm 2022 theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán đạt từ 15.000 tỷ đồng trở lên. ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT căn cứ vào kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 để thực hiện phát hành theo số lượng cổ phiếu quỹ nêu trên.

Đối tượng được mua cổ phiếu quỹ gồm Thành viên Ban Tổng Giám đốc, cán bộ quản lý chủ chốt và các cán bộ nhân viên khác.

Số cổ phiếu quỹ trên sẽ  bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Kiều

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.