|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sau game và thương mại điện tử, ông chủ Shopee tiếp tục tiến vào mảng quảng cáo, tham vọng chia phần với cả Google, Facebook

07:13 | 18/09/2021
Chia sẻ
Một phân tích cho thấy nếu Shopee có thể chiếm được chỉ 8% thị phần quảng cáo số ở Đông Nam Á, con số này có thể "chuyển đổi" thành 400 triệu USD doanh thu quảng cáo và có thể tăng lên 900 triệu USD vào năm 2025.

Kết quả tài chính quý II/2021 của "ông lớn" Internet Đông Nam Á Sea đã "hé lộ" thứ có thể là "gà đẻ trứng vàng" tiếp theo của công ty này. Tỷ lệ doanh thu của Shopee (mảng thương mại điện tử của Sea) theo nguyên tắc GAAP trong tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) được mở rộng lên 7,7% so với 7,2% của quý I/2021.

Theo ông Forrest Li, chủ tịch và CEO Sea, đây là kết quả của việc "các nhà bán hàng đầu tư vào quảng cáo và marketing trên Shopee". Về phần mình, Sea nói rằng mô hình kinh doanh này "vẫn còn ở một giai đoạn rất sớm với chúng tôi".

'Gà đẻ trứng vàng' tiếp theo của ông chủ Shopee - Ảnh 1.

Shopee hiện tại là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á và đang trên đà mở rộng ra nhiều thị trường khác nhau. (Ảnh: Shopee).

'Gà đẻ trứng vàng' tiếp theo của ông chủ Shopee d - Ảnh 1.

Hiểu một cách đơn giản, mảng quảng cáo của Shopee có tiềm năng lớn để phát triển. Để nhìn thấy hết tiềm năng của nó có thể nhìn sang các ví dụ điển hình như Amazon và Alibaba. Theo Tech in Asia, mảng quảng cáo của hai công ty thương mại điện tử này thậm chí còn có tiềm năng cạnh tranh với thế độc quyền của các "ông lớn" như Google, Facebook.

'Gà đẻ trứng vàng' tiếp theo của ông chủ Shopee - Ảnh 3.

(Nguồn: Tech in Asia, Việt hoá: Thái Sơn).

Cụ thể, thị phần quảng cáo số toàn cầu của Amazon được kỳ vọng sẽ tăng 9 lần, từ 0,8% vào năm 2016 lên tới 7,1% vào năm 2023. Một số nhà quảng cáo nói rằng quảng cáo trên Amazon mang lại lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư (ROI) cao thứ hai, chỉ sau Google.

Điều gì đã khiến quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử hấp dẫn đối với các thương hiệu? Đầu tiên, các nền tảng này có một lượng lớn dữ liệu về khách hàng. Các nhà quảng cáo có thể tận dụng dữ liệu để hướng đến các đối tượng khách hàng chính sách hơn. Bên cạnh đó, người dùng vào các sàn thương mại điện tử thường là những người có khả năng mua sắm cao hơn.

"Nhóm hướng đến của quảng cáo bản thân đã mang tính chọn lọc cao. Nếu bạn mở ứng dụng Lazada và tìm kiếm một thương hiệu, ý định mua sắm đã rõ ràng hơn nhiều", một cựu nhân sự của Lazada nói với Tech in Asia.

Những tiềm năng trên hoàn toàn có thể áp dụng được với Shopee khi sàn thương mại điện tử này ngày càng phổ biến hơn. Nhiều người dùng đã vào Shopee trực tiếp mà không cần các điểm bắt cầu như công cụ tìm kiếm trên internet.

Bên cạnh đó, Shopee cũng có một thứ mà Amazon không có: một công ty "chị em" trong mảng game. Bản thân nó cũng có nhiều tiềm năng quảng cáo. Garena có 725 triệu người dùng hoạt động mỗi quý. Free Fire, tựa game do Garena tự phát triển, đạt được cột mốc 150 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày trong quý gần nhất.

"Nó hoà hợp một cách tự nhiên với thương mại điện tử", bà Nithinan Boonyawattanapisut (Jessie), CEO HotPlay, chia sẻ. Theo bà, Garena có thể cung cấp các giải pháp quảng cáo trong game. Sea đang ấp ủ nhiều kế hoạch lớn cho Free Fire với cách tiếp cận là một nền tảng xã hội nơi người dùng không chỉ chơi game mà còn tương tác với nhau. Tất cả những dự định này khiến Shopee có thêm lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút các thương hiệu giá trị cao hơn.

'Gà đẻ trứng vàng' tiếp theo của ông chủ Shopee d - Ảnh 2.

Mảng kinh doanh quảng cáo có biên lợi nhuận cao và có thể đóng góp tích cực cho kết quả kinh doanh của Shopee. Ví dụ, trong năm 2020, biên lợi nhuận gộp của Facebook lên tới 81%. Con số này của mảng thương mại điện tử của Sea và các phân khúc dịch vụ khác chỉ là 2%.

Một phân tích cho thấy nếu Shopee có thể chiếm được chỉ 8% thị phần quảng cáo số ở Đông Nam Á, con số này có thể "chuyển đổi" thành 400 triệu USD doanh thu quảng cáo và có thể tăng lên 900 triệu USD vào năm 2025. Những con số này là cực kỳ ấn tượng khi đặt cạnh doanh thu trong năm 2020 của Shopee là 1,6 tỷ USD.

'Gà đẻ trứng vàng' tiếp theo của ông chủ Shopee - Ảnh 5.

(Nguồn: Tech in Asia, Việt hoá: Thái Sơn).

Tech in Asia dự đoán thị phần chi tiêu quảng cáo số của Shopee có thể tăng lên 13% vào năm 2015, tương đương 900 triệu USD doanh thu quảng cáo. Phân tích này của Tech in Asia chỉ tính đến thị trường Đông Nam Á. Trong khi đó, Shopee còn có tiềm năng ở một số thị trường khác, ví dụ nư Mỹ Latinh. Mới đây, Shopee cũng đang rục rịch mở rộng kinh doanh sang Ấn Độ và thị trường đầu tiên ở Châu Âu là Ba Lan.

Có ba cách để quảng cáo trên Shopee: tìm kiếm sản phẩm, khám phá sản phẩm và quảng cáo tìm kiếm cửa hàng. Đối với quảng cáo tìm kiếm sản phẩm, thương hiệu quyết định từ khoá mà mình muốn "đấu giá" và quảng cáo của họ sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. VÍ dụ, quảng cáo "oled tv" có thể trả về các kết quả như sau:

'Gà đẻ trứng vàng' tiếp theo của ông chủ Shopee - Ảnh 6.

(Ảnh: Tech in Asia).

Như có thể quan sát thấy, toàn bộ hàng đầu tiên ở trang kết quả tìm kiếm đều là quảng cáo. Shopee nói rằng các quảng cáo này có thể giúp thương hiệu tiếp cận được với nhiều người nhất.

Trong khi đó, quảng cáo khám phá sản phẩm được hiển thị ở nhiều mục khác nhau trên Shopee đối với người dùng đang quan tâm đến một sản phẩm tương tự hoặc bổ sung cho nhau. 

Ví dụ, khi người dùng nhấn vào sản phẩm đầu tiên của dòng thứ hai trong hình ảnh trên và cuộn xuống dưới trang sản phẩm, người dùng sẽ nhìn thấy một dòng nội dung như "Similar products" (sản phẩm tương tự) và "You may also like" (bạn cũng có thể thích). Một số sản phẩm được hiển thị đây là quảng cáo.

Cuối cùng, quảng cáo tìm kiếm cửa hàng được hiển thị ở đầu các trang kết quả tìm kiếm. Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm "oled tv", các cửa hàng/thương hiệu sẽ được hiển thị trước các thông tin về sản phẩm.

Shopee nói rằng các quảng cáo nói trên dành cho các thương hiệu muốn tăng lưu lượng truy cập vào cửa hàng hoặc tăng nhận diện thương hiệu. Các nhà bán hàng trên Shopee có thể dùng một cổng thông tin riêng để quản trị chiến dịch quảng cáo và xem nhiều chỉ số đánh giá hiệu quả.

Quảng cáo trên Shopee được tính phí trên mô hình pay-per-click. Điều này có nghĩa là các nhà quảng cáo phải trả phí khi quảng cáo nhận được click. Vậy các thương hiệu có thể quảng cáo bằng cách nào trong các trò chơi như Free Fire?

Thực tế, nhà quảng cáo cũng có thể lựa chọn theo ba phương thức: banner, video và quảng cáo tự nhiên trong game. ROI đối với quảng cáo trong game thường cao hơn so với quảng cáo trên sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội thông thường, theo bà Jessie, CEO HotPlay. Theo bà, tỷ lệ click vào banner trong game là khoảng 3%. Con số này của quảng cáo banner trên Facebook dao động từ 0,03% đến 0,1%.

HotPlay hiện tập trung vào quảng cáo trong game, trong đó cho phép các nhà quảng cáo đưa các nội dung thương mại của mình hoà trộn vào các nội dung trong game. Hiểu một cách đơn giản, các nội dung quảng cáo lúc này trở thành một phần của trò chơi.

'Gà đẻ trứng vàng' tiếp theo của ông chủ Shopee d - Ảnh 3.

Khi Sea mở rộng kinh doanh quảng cáo, công ty này phải giải quyết khá nhiều vấn đề. Thách thức cơ bản đầu tiên là làm sao để hiển thị nhiều quảng cáo nhất có thể nhưng không làm khách hàng khó chịu.

Bên cạnh đó, Sea cũng sẽ phải giải quyết vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Các cơ quan điều hành ngày càng yêu cầu các nền tảng chịu trách nhiệm cho quảng cáo mà mình hiển thị.

Với các nền tảng như Shopee hay Garena, quảng cáo có thể là một mảng kinh doanh "gà đẻ trứng vàng" với lợi nhuận cao. Dù vậy, khi bị khai thác không hợp lý, nó có thể phá hỏng mô hình kinh doanh lõi.

Nam Khánh