|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

[Photostory] Hàng loạt mặt bằng đẹp bỏ trống trên 'phố Tây', 'phố Nhật' ở TP HCM

22:37 | 10/08/2020
Chia sẻ
Từ khi TP HCM yêu cầu dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, ngành dịch vụ vui chơi giải trí tại hai phố sầm uất nhất TP HCM chưa kịp phục hồi đã chịu đòn chí mạng của làn sóng COVID-19 tiếp theo.
Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 1.

Phố Bùi Viện được biết đến là con phố sầm uất nhất Sài Gòn với nhiều hoạt động giải trí xuyên đêm từ quán bar, club, vũ trường... Nhưng kể từ ngày 31/7, TP HCM cấm các hoạt động tụ tập đông người khiến các hộ kinh doanh ở đây chưa kịp hồi phục lại trở nên lao đao vì làn sóng dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 2.

Nhiều “mặt bằng vàng” ở đường Bùi Viện phải treo biển cho thuê vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Căn nhà này đang được rao cho thuê với giá 120 triệu đồng/tháng, diện tích 200 m2 hai lầu nhưng hai tuần vẫn chưa có ai thuê.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 3.

Nhiều căn nhà trước khi có dịch COVID-19 kinh doanh rất tốt, nhưng bây giờ phải treo bảng cho thuê ngay từ đợt dịch COVID-19 đầu tiên.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 4.

Những quán bar nổi tiếng đông đúc người ra kẻ vào giờ lại phải đóng cửa then cài vì dịch COVID-19. Phía trước các quán trở thành chỗ đậu xe "miễn phí" cho người dân.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 5.

Tại thời điểm quan sát, trên phố Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão đã có 4 - 5 xe đậu trên đường. Các xe tải này chủ yếu chở đồ đạc, bàn ghế của các hàng quán ngưng hoạt động.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 6.

Trên đường Phạm Ngũ Lão hay cả trong hẻm bia "Lost in Hongkong", một vài quán cố gắng hoạt động cầm chừng, nhân viên nhiều hơn khách hàng.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 7.

Khảo sát trên trang Chợ tốt, giá thuê mặt bằng tại phố Bùi Viện giảm 20% - 50% so với trước mùa dịch. Qua tìm hiểu, giá thuê mặt bằng trên đường Bùi Viện trước khi có dịch rơi vào mức trên 30 triệu đồng/tháng với diện tích 35 m2. Mặt bằng cho thuê giá 200 triệu đồng/tháng với 80 m2; mặt bằng diện tích 160 m2 có giá thuê rơi vào trên 150 triệu đồng/tháng. Bây giờ, với giá 80 triệu/tháng diện tích 160 m2 qua hai tuần vẫn chưa ai hỏi mua. Một phần tâm lí dè dặt vì dịch bệnh khiến ai cũng khó khăn tài chính.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 8.

Con phố Nhật Bản trên đường Thái Văn Lung cũng chịu chung số phận khi hoạt động kinh doanh ở đây diễn ra cầm chừng. Một vài quán treo bảng sang nhượng quán, một vài quán cố gắng trụ qua mùa dịch. Một vài quán cố gắng hoạt động nhờ vào giao hàng cho các mối quen người Nhật.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 9.

Hàng loạt thông báo cho thuê lại mặt bằng xuất hiện gần phố Nhật trên đường Lý Tự Trọng. Giải thích lí do này, ông Nguyễn Minh Hoàng, một chuyên gia bất động sản, cho biết “Với tình hình kinh doanh ế ẩm như hiện nay, ít có khả năng có khách thuê mới, trong khi khách thuê cũ vẫn đang chật vật với bài toán kinh doanh. Do đó, chủ nhà cần chia sẽ khó khăn với người thuê mặt bằng”.

Phố Tây, phố Nhật cùng chịu thảm cảnh treo bảng 'Cho thuê mặt bằng' - Ảnh 10.

Đường Hai Bà Trưng cạnh phố Nhật cũng chịu chung số phận. Một số người nhận định đây cũng là thời điểm tốt để thuê các mặt bằng đẹp giá hời.


Minh Hằng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.