Thực hiện yêu cầu của UBND TP Hà Nội về phòng chống dịch COVID-19, các quán ăn đường phố, trà đá, cafe vỉa hè đã đóng cửa, nghỉ bán từ 0h ngày 16/2.
16-02-2021
13-02-2021
24-02-2020
Hôm nay là ngày đầu tiên người lao động quay trở lại các TP lớn như Hà Nội, TP HCM để làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Song theo ghi nhận của chúng tôi, do những diễn biến phức tạp từ dịch bệnh COVID-19, các hàng quán kinh doanh ăn uống tại Hà Nội trong ngày 17/2 vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài".
Một cửa hàng hiếm hoi mở cửa song lối đi vào lại bị che chắn bởi hàng rào bàn ghế. Khách hàng muốn mua đồ ăn chỉ có một lựa chọn duy nhất là mang đi. "Như vậy vừa đảm bảo phòng chống dịch, an toàn cho khách an toàn cho cả mình nữa", chủ cửa hàng nói.
Trước cửa một quán lẩu vỉa hè có tiếng tại Hà Nội, bàn ghế được xếp gọn gàng sẵn sàng chờ đợi kết thúc yêu cầu giãn cách của thành phố. Từ khi dịch bệnh bùng phát, quán lẩu này đã chuyển sang hình thức bán mang về, đồ ăn được chuẩn bị sẵn, chia thành từng túi nhỏ để giao tận nơi cho khách.
Bàn ghế được xếp gọn vào một góc. Anh Tài, chủ một quán ăn trên đường Tống Duy Tân (Hà Nội) cho hay: "Nay được ngày nên mình mở chút buổi sáng bán lấy may, nhưng cũng chỉ bán mang về, không ăn tại đây. Chiều lại đóng. Nếu có mở cửa trở lại ít nhất chắc cũng phải sang tuần sau, tuỳ vào dịch bệnh và yêu cầu của Thành phố"
Con phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội) vắng lặng, khác hẳn ngày thường. Chị Thu, một tiểu thương bán đồ ăn tại đây chia sẻ, do tình hình dịch bệnh nên chỉ một số cửa hàng mở cửa trở lại, số khác vẫn đang "nghỉ Tết", và đa phần là bán đồ mang đi, không bán trực tiếp tại cửa hàng.
Không chỉ quán ăn, các cửa hàng bán đồ uống cửa vẫn im ỉm khoá, chưa có dấu hiệu sẽ sớm hoạt động trở lại.
Tại trung tâm thành phố, lác đác một số chuỗi đồ ăn nhanh đã mở cửa trở lại trong sáng nay song lượng khách không nhiều và đều thực hiện ngồi giãn cách.
Một số nhà hàng lớn ra thông báo nghỉ hẳn vì dịch bệnh và chưa có thông tin ngày mở cửa trở lại. Điều này đã gây không ít khó khăn cho người lao động, đặc biệt là dân công sở trong ngày đầu tiên đi làm sau Tết.
Tình trạng này cũng tương tự tại TP HCM, theo ghi nhận của chúng tôi. Anh Tất Đạt, một nhân viên văn phòng tại TP HCM cho biết trong ngày 16/2 các cửa hàng tạp hoá như Bách Hoá Xanh, tiệm cơm vẫn chưa hoạt động. Các dịch vụ giao đồ ăn đều tăng phí khiến cho việc ăn uống hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những người bận rộn không thể tự mình nấu nướng.
Lựa chọn duy nhất của dân công sở như Tất Đạt trong những ngày này là các dịch vụ gọi đồ ăn như GrabFood, GoFood, Baemin, Now,... tuy nhiên các dịch vụ này cũng đã tăng từ 5.000 đến 15.000 đồng phụ phí trong Tết. Anh Lâm, một tài xế Grab chia sẻ, trong ngày hôm nay, lượng đơn đặt đồ ăn tăng khoảng 20% so với ngày thường.
Trong những ngày này, trước những yêu cầu giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh, các dịch vụ giao đồ ăn đã trở thành phương tiện duy nhất giúp nhiều người có thể duy trì nhịp sống thường ngày.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/
Thiên Trường
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
Link bài gốc
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nguoi-ha-noi-do-mat-tim-quan-an-trong-ngay-dau-tien-tro-lai-lam-viec-sau-tet-4220210217141640731.htm