Biến chủng Delta đang tác động ra sao tới các nền kinh tế châu Á?
Những dấu hiệu rõ nhất chính là từ dữ liệu xu hướng di chuyển của Google đã phản ánh các tác động của việc giới hạn đi lại của người dân. Tại Trung Quốc, tỷ lệ di chuyển đường hàng không đang giảm mạnh, điều này cũng xảy ra tương tự với các nền kinh tế khác tại khu vực này. Bên cạnh đó, ngành sản xuất trong khu vực Đông Nam Á cũng đang chịu những tác động đáng kể, Bloomberg đưa tin.
Đây cũng là lý do tại sao các chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs đã cảnh báo về sự giảm tốc độ phát triển đối với thị trường Trung Quốc và hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế nước này, JP Morgan Chase & Co và những công ty khác cũng lần lượt điều chỉnh dự báo.
HSBC Holdings cũng cảnh báo ngành điện tử châu Á đã đạt mức đỉnh điểm, đồng nghĩa với việc ngành xuất khẩu công nghệ lãi suất cao có khả năng đang mất đi vị thế.
Theo Bloomberg Economics, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi trong quý này, các chuyên gia cũng đồng thời cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta tại Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các lĩnh vực đóng góp tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tác động di chuyển do lệnh giãn cách
Những quy định về việc hạn chế di chuyển đã có tác động lớn tới người tiêu dùng, đặc biệt đối với doanh thu của nhóm ngành dịch vụ. Hai thành phố lớn nhất tại Australia hiện đều đang trong tình trạng phong tỏa, trong khi đó Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh kiểm soát dịch đúng vào thời gian kỳ nghỉ hè.
Giới chuyên gia đã theo dõi các số liệu về di chuyển từ Google nhằm đánh giá tác động đối với ngành bán lẻ và lao động.
Tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19
Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu do Đại học Johns Hopskin tổng hợp, trong tháng này, Đông Nam Á đã vượt qua Mỹ Latinh về tỷ lệ số ca tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới. Khu vực này cũng là một trong những nơi triển khai vắc xin chậm hơn so với thế giới. Riêng Singapore và Trung Quốc dẫn đầu về tỷ lệ tiêm chủng với 60% dân số được tiêm đủ hai liều.
Vận tải giảm mạnh
Dựa vào số liệu của Tổ chức hàng không Official Airline Guide (OAG), tại Trung Quốc, tác động của những hạn chế mới áp dụng lên các hoạt động đi lại được biểu hiện rõ qua số lượng ghế được chào bán bởi các hãng hàng không giảm 32% trong vòng một tuần. Đây cũng là con số giảm nhiều nhất kể từ đầu đại dịch.
Những số liệu giảm mạnh này của Trung Quốc phần nào tác động đến con số sụt giảm 6,5% của toàn cầu, khi khả năng hồi phục ngành du lịch tại châu Âu và bắc Mỹ cũng bắt đầu trì trệ.
Xuất khẩu hàng điện tử
Hàn Quốc từ lâu đã được coi là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu trên thị trường thương mại toàn cầu. Nhờ sự bùng nổ công nghệ toàn cầu, các lô hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng vọt trên mọi lĩnh vực công nghệ, từ chất bán dẫn tới pin sạc.
Song, ngay cả khi chip điện tử vẫn đang là ngành hàng có nhu cầu cao, các nhà kinh tế học tại HSBC Holdings cho rằng, đỉnh điểm của xuất khẩu hàng điện tử có thể đã kết thúc.
Chỉ số PMI
Những quốc gia xuất khẩu tại châu Á đã được tận hưởng một cuộc bùng nổ hàng xuất khẩu kể từ khi cơn đại dịch bắt đầu, do nhu cầu hàng hóa tăng mạnh trên mọi lĩnh vực, từ công nghệ hỗ trợ làm việc tại nhà tới các thiết bị y tế.
Trong khi tính hình này vẫn giữ nguyên đối với những nhà sản xuất tại bắc Á, những nhà sản xuất tại Đông Nam Á lại đang đối mặt với sự sụt giảm hoạt động sản xuất. Chỉ số quản lý mua hàng PMI của Indonesia trượt dốc xuống mức 40,1 so với mức 53,5 trong tháng 7. Đây là mức thấp nhất trong 13 tháng trở lại đây.
Lạm phát
Hiện tại, lạm phát vẫn chưa được đánh giá như một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tiềm năng phục hồi kinh tế của khu vực châu Á, song đã có những dấu hiệu đáng lo ngại. Trong tháng 7 vừa qua, lạm phát sản phẩm đầu ra tại nhà máy Trung Quốc đã tăng trở lại lên mức 9% khi giá thành hàng hóa tăng cao.
Xu hướng này được dự báo sẽ giảm dần trong những tháng tới, song điều đáng lo ngại hơn chính là khả năng giá thành sản phẩm đầu ra tăng cao sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tại các quốc gia khác trong khu vực cũng như toàn cầu.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Chuyên gia kinh tế toàn cầu của Bloomberg Economics, ông Bjorn van Roye kết luận, khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện đang khá ổn định, tuy nhiên, những đợt bùng phát đại dịch gần đây tại châu Á có thể thay đổi cục diện này.
"Mặc dù các số liệu gần đây cho thấy một bức tranh kinh tế tươi đẹp, song mọi thứ không có gì là chắc chắn, vẫn còn nhiều rủi ro. Làn sóng dịch COVID-19 bùng nổi cùng biến thể Delta đang đè nặng lên tiềm năng phát triển kinh tế của Trung Quốc, cũng như đe dọa khả năng phát triển của những quốc gia khác trong khu vực", ông Van Roye viết trong một báo cáo gần đây.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/