|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

[Timeline] Nhìn lại cuộc khủng hoảng đẩy Evergrande đến cảnh phải thanh lý tài sản

15:44 | 29/01/2024
Chia sẻ
Hôm 29/1, một toà án ở Hong Kong đã ra lệnh thanh lý tài sản của tập đoàn bất động sản Evergrande. Động thái này được cho là có thể làm xáo trộn thị trường tài chính đang suy yếu của Trung Quốc.

Theo đưa tin từ Reuters, vào ngày 29/1, Thẩm phán Linda Chan (Hong Kong) đã ra phán quyết buộc tập đoàn Evergrande phải thanh lý tài sản để trả hơn 300 tỷ USD nợ. 

Phán quyết của bà Chan sẽ mở đường cho một quá trình kéo dài và phức tạp. Ông Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao tại ngân hàng Natixs, cho hay: “Đây không phải kết thúc mà là khởi đầu của quá trình thanh lý tài sản kéo dài. Hoạt động của Evergrande sẽ ngày càng khó khăn hơn”.

“Vì hầu hết tài sản của Evergrande đều ở đại lục, chưa rõ các chủ nợ có thể tịch thu tài sản như thế nào và chính quyền sẽ phân chia thứ hạng thanh toán cho các trái chủ nước ngoài ra sao. Tình hình của các cổ đông có thể còn tồi tệ hơn”, ông giải thích.

Trước khi phiên toà ở Hong Kong diễn ra, cổ phiếu của Evergrande đã giảm tới 20%. Sau phán quyết, các nhà chức trách phải tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của “bom nợ” này và một số công ty con niêm yết như China Evergrande New Energy Vehicle Group và Evergrande Property Services.  

Ông Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn) thành lập Evergrande tại Quảng Châu vào năm 1996 và niêm yết cổ phiếu tại Hong Kong vào năm 2009. Tập đoàn phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động thu mua đất được tài trợ bằng nợ vay và bán căn hộ với biên lợi nhuận thấp.

Công chúng biết đến rắc rối của Evergrande vào năm 2021. Kể từ khi đó, “bom nợ” này cùng một loạt công ty trong ngành đã vỡ nợ trái phiếu quốc tế do doanh số bán nhà chững lại và khả năng huy động vốn bị hạn chế hơn.

 

Yên Khê

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).