|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mỹ 'ép' các công ty Trung Quốc cô lập Nga: Từ Huawei, Xiaomi tới Lenovo, không tuân thủ sẽ bỏ tù CEO

16:08 | 03/03/2022
Chia sẻ
Một quan chức Mỹ nói với Bloomberg News hôm (28/2) rằng bất kỳ mặt hàng nào được sản xuất với nguyên liệu của Mỹ, như phần mềm và mẫu thiết kế đến từ quốc gia này đều phải tuân theo lệnh cấm, ngay cả khi chúng được sản xuất ở nước ngoài.

Theo Bloomberg, Mỹ dự kiến sẽ dựa vào các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, từ Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) đến Lenovo Group Ltd, để tăng thêm áp lực lên các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, nhằm làm tê liệt khả năng mua các công nghệ và linh kiện quan trọng của nước này. 

Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị điện tử lớn nhất của Nga, chiếm 1/3 lượng nhập khẩu chất bán dẫn và hơn một nửa số máy tính và smartphone của nước này. Theo Bloomberg, Bắc Kinh đã phản đối các biện pháp ngày càng nghiêm khắc mà Mỹ thực hiện nhằm hạn chế thương mại và kinh tế của Nga trước những căng thẳng quân sự tại Ukraine.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ mong đợi các nhà cung cấp công nghệ như SMIC sẽ duy trì các quy định mới và hạn chế giao thương sản phẩm công nghệ "nhạy cảm" có xuất xứ từ Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực quốc phòng của Nga. 

Mỹ 'xúi' các công ty Trung Quốc cô lập Nga - Ảnh 1.

SMIC, một trong những nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất tại Trung Quốc. (Ảnh: CFP).

Một quan chức Mỹ nói với Bloomberg News hôm (28/2) rằng bất kỳ mặt hàng nào được sản xuất với nguyên liệu của Mỹ, như phần mềm và mẫu thiết kế đến từ quốc gia này đều phải tuân theo lệnh cấm, ngay cả khi chúng được sản xuất ở nước ngoài.

Với những công ty không tuân thủ quy định mới, CEO sẽ có nguy cơ phải ngồi tù và công ty cũng sẽ phải hứng chịu lệnh cấm vận từ chính quyền Mỹ. Các sản phẩm tiêu dùng như iPhone và máy tính bảng của Apple thì không bị ảnh hưởng bởi quy định mới.

Làn sóng tháo chạy của các công ty nước ngoài khỏi Nga

Việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đang đảo ngược làn sóng đầu tư nước ngoài vào quốc gia này trong 3 thập kỷ qua, các công ty nước ngoài đang cố gắng nhanh chóng rút khỏi Nga khi căng thẳng quân sự nổ ra tại Ukraine.

Nhóm công ty dầu khí như BP Plc, Shell Plc và Equinor ASA đã công bố kế hoạch rút khỏi các quan hệ đối tác và dự án ở Nga. Volvo Car và Volvo đã ngừng bán hàng và sản xuất tại Nga. Harley-Davidson cũng ra thông báo tương tự. Châu Âu và Trung Đông đóng góp 31% doanh số xe máy cho hãng này năm ngoái. 

Hãng xe hơi đến từ Mỹ, General Motors cũng ngừng bán hàng cho Nga, vì "các yếu tố bên ngoài, trong đó có vấn đề chuỗi cung ứng và các vấn đề khác ngoài tầm kiểm soát của công ty". Mỗi năm, GM xuất khẩu khoảng 3.000 xe từ Mỹ sang Nga.

Từ Shell đến Daimler, nhiều công ty, tập đoàn từ Mỹ và châu Âu đang "chạy" khỏi nước Nga. Theo Mary Lovely của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Nga nhập 70% nguồn cung chip, máy tính và điện thoại thông minh từ Trung Quốc. 

Mỹ 'xúi' các công ty Trung Quốc cô lập Nga - Ảnh 2.

Công ty dầu mỏ đến từ Anh Quốc, BP rút lui khỏi Nga. (Ảnh: Bloomberg).

Hôm 28/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt. "Trung Quốc không tán thành việc sử dụng các biện pháp trừng phạt để cố gắng giải quyết vấn đề, thậm chí chúng tôi còn phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương, bất hợp pháp mà không có sự ủy quyền quốc tế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vương Văn Bân cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh. 

Ông nói thêm rằng các quốc gia "không nên làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của phía Trung Quốc." Bắc Kinh đã coi việc tự cung tự cấp trong lĩnh vực bán dẫn là ưu tiên quốc gia, nhưng hiện tại các công ty công nghệ của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào các thiết kế và công nghệ của Mỹ. 

SMIC tiếp tục sử dụng thiết bị sản xuất chip từ các nhà cung cấp của Mỹ bao gồm cả Applied Materials Inc. ngay cả sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2020. 

Nếu không tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty có thể phải đối mặt với việc bị đưa vào tầm ngắm của chính quyền và họ sẽ gặp khó trong việc xin giấy phép an toàn cho các bộ phận sửa chữa và thiết bị mới.

Trong khi đó, giống như đa số nhà sản xuất smartphone khác, Xiaomi sử dụng chip của Qualcomm, Qorvo và Skyworks Solutions; Lenovo dùng vi xử lý AMD và Intel trong các sản phẩm máy tính cá nhân của họ.

Lenovo phụ thuộc vào bộ vi xử lý Advanced Micro Devices Inc. và Intel Corp. cho các sản phẩm PC của mình. Đại diện của SMIC, Lenovo và Xiaomi hiện chưa có bình luận gì về quy định mới tại Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt công nghệ của Mỹ đối với Nga làm tái hiện hành động tương tự của Washington vào năm 2020, khi chính quyền Mỹ đã đưa gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co. Huawei vào danh sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm, điều khiến nhiều mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn Trung Quốc sa sút nghiêm trọng, doanh số bán hàng tụt giảm thảm hại kể từ đó.

Doanh Chính

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.