|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mảng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam sẽ tăng trưởng cao top đầu khu vực cho tới năm 2025?

20:03 | 04/09/2021
Chia sẻ
Một nghiên cứu mới do Euromonitor International và Grab thực hiện cho thấy Việt Nam, Myanmar và Philippines sẽ là những "điểm nóng" tăng trưởng mảng giao đồ ăn trực tuyến Đông Nam Á trong 5 năm tới.

Giá trị các giao dịch liên quan đến mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ chạm mốc 28 tỷ USD cho tới thời điểm năm 2025, theo một báo được Grab và công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International thực hiện.

Con số nói trên cho thấy mức tăng trưởng hơn 3 lần từ con số 9 tỷ USD ghi nhận được tại Đông Nam Á trong năm 2020.

d - Ảnh 1.

Quy mô GMV mảng giao đồ ăn tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất trong khu vực cho tới năm 2025. (Nguồn: Grab/Euromonitor, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng trong 4,5 năm tới nhiều khả năng sẽ được dẫn dắt bởi các thị trường mới nổi như Myanmar, Việt Nam và Philippines với tốc độ tăng trưởng tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) lần lượt đạt 36,2%, 35,8% và 32,2%.

Mảng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng cao top đầu khu vực cho tới năm 2025 - Ảnh 2.

Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) giai đoạn 2020 - 2025 ở mảng giao đồ ăn trực tuyến tại một số quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: Grab/Euromonitor, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Báo cáo cũng nói rằng một trong bốn khách hàng mảng giao đồ ăn trực tuyến là khách hàng mới lần đầu tìm đến dịch vụ này trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra.

d - Ảnh 2.

Tại Việt Nam, cứ 10 người dùng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến thì có 2 người dùng mới trong đại dịch. (Nguồn: Grab/Euromonitor, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Các lệnh phong toả và giãn cách xã hội là động lực lớn nhất khiến người dùng mới chuyển sang đặt đồ ăn trực tuyến. Trong khi đó, các tính năng cho phép đặt đồ ăn cho bạn bè/người thân hay các khuyến mại độc quyền từ ứng dụng cũng là những lý do khiến nhiều người chuyển sang sử dụng loại hình dịch vụ này.

Trong số các quốc gia được khảo sát, Philippines ghi nhận số lượng người dùng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến mới nhiều nhất. Hai trong số 5 khách hàng tại quốc gia này lần đầu sử dụng dịch vụ trong thời gian đại dịch bùng phát.

d - Ảnh 3.

Lý do nhiều người vẫn sẽ dùng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến tần suất tối thiểu tương đương như trong thời gian đại dịch COVID-19 sau khi đại dịch qua đi. (Nguồn: Grab/Euromonitor, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Đáng nói, báo cáo cho thấy 87% người dùng hiện tại sẽ vẫn sử dụng dịch vụ, phần lớn do tiện lợi, ngay cả khi đại dịch qua đi.

"Phần lớn các đơn đặt đồ ăn trực tuyến đến từ các thành phố lớn ở Đông Nam Á. Khi hạ tầng và kết nối được cải thiện, chúng tôi tin rằng xu hướng tiếp theo sẽ đến từ các thành phố nhỏ hơn", ông Russell Cohen, Giám đốc vận hành khu vực của Grab, nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.