|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Gia tộc 13 năm liên tiếp giàu nhất Indonesia

14:00 | 02/01/2022
Chia sẻ
Tổng giá trị tài sản ròng của 50 người giàu nhất Indonesia trong năm 2021 đã tăng 162 tỷ USD bất chấp những ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và một số yếu tố khác.

Sau khi giảm 2% vào năm 2020, nền kinh tế Indonesia được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2021, được thúc đẩy bởi sự phát triển của việc xuất khẩu hàng hóa. Vừa qua, tạp chí Forbes đã công bố danh sách những tỷ phú giàu nhất Indonesia trong năm 2021. Tổng tài sản ròng của 50 người giàu nhất đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á này trong năm nay là 162 tỷ USD, tăng 21% so với cùng năm trước (133 tỷ USD).

Gần 3/4 tỷ phú có tên trong danh sách này chứng kiến tài sản ròng của họ tăng trong năm nay, trong đó có tới 8 người tăng thêm 1 tỷ USD. Đứng đầu danh sách năm nay vẫn là anh em nhà tỷ phú Martono. Họ cũng là những tỷ phú chứng kiến khối tài sản ròng tăng nhiều nhất trong năm 2021, khoảng 3,8 tỷ USD, chủ yếu được thúc đẩy nhờ giá cổ phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Á khi các nhà đầu tư đổ xô vào cổ phiếu ngân hàng.

Ngược lại, gia đình Widjaja, những người sở hữu tập đoàn Sinar Mas nằm trong số 7 tỷ phú có khối lượng tài sản ròng sụt giảm nhiều nhất năm 2021 do doanh thu và lợi nhuận từ mảng kinh doanh giấy của tập đoàn lao dốc.

Một số đợt IPO của các công ty cũng giúp khối tài sản của các tỷ phú nước này tăng lên đáng kể. Ngoài ra, lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số là nơi chứng kiến giá trị tài sản ròng của các tỷ phú tăng cao nhất.

Dưới đây là bảng xếp hạng top 10 tỷ phú giàu nhất Indonesia năm 2021 (theo Forbes):

R. Budi và Michael Hartono

Giá trị tài sản ròng: 42,6 tỷ USD

Hai anh em nhà tỷ phú Hartono là những người đứng đầu danh sách những người giàu nhất Indonesia năm 2021 với khối tài sản ròng lên tới 42,6 tỷ USD, qua đó có năm thứ 13 liên tiếp nắm giữ vị trí này. Hai anh em tỷ phú Hartono hiện đang sở hữu công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất Indonesia là Djarum.

Ngoài ra, phần lớn tài sản của họ đến từ khoản đầu tư vào Ngân hàng Trung ương châu Á (Bank Central Asia). Bên cạnh đó, gia đình tỷ phú này còn sở hữu thương hiệu điện tử nổi tiếng Polytron và nhiều khu bất động sản đắc địa tại thủ đô Jakarta.

Gia đình tỷ phú Hartono có năm thứ 13 liên tiếp đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất Indonesia, bỏ xa người thứ hai hơn 30 tỷ USD - Ảnh 1.

Gia đình tỷ phú Hartono tiếp tục dẫn đầu danh sách tỷ phú Indonesia năm 2021. (Ảnh: Kumparan).

Gia đình Widjaja

Giá trị tài sản ròng: 9,7 tỷ USD

Đứng thứ hai trong danh sách này là gia đình tỷ phú Widjaja. Dù giá trị tài sản ròng sụt giảm nhưng gia đình tỷ phú này vẫn đứng trên nhiều cái tên khác. Gia đình Widjaja là những người sở hữu tập đoàn Sinar Mas, một đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, dịch vụ tài chính, viễn thông, chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp.

Bốn người con trai lớn nhất của gia đình hiện đang giám sát các mảng kinh doanh chính, trong khi những người còn lại đã xây dựng doanh nghiệp riêng.

Anthoni Salim

Giá trị tài sản ròng: 8,5 tỷ USD

Tỷ phú Anthoni Salim là người đứng đầu tập đoàn Salim với các khoản đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, ngân hàng, viễn thông và năng lượng. Ông cũng là CEO Indofood, một trong những nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất thế giới.

Anthoni là con út trong số ba người con trai của cố tỷ phú Liem Sioe Liong, một nhà tài phiệt trong nhiều thập kỷ rất thân thiết với chủ tịch Suharto. Năm 1998, ngay sau khi Suharto mất quyền lực, Salims đã đánh mất cổ phần tại Ngân hàng Trung ương Châu Á.

Gia đình tỷ phú Hartono có năm thứ 13 liên tiếp đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất Indonesia, bỏ xa người thứ hai hơn 30 tỷ USD - Ảnh 2.

Ông Anthoni Salim là CEO Indofood, nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất thế giới. (Ảnh: Forbes).

Sri Prakash Lohia

Giá trị tài sản ròng: 6,2 tỷ USD

Năm 1970, tỷ phú Sri Prakash Lohia và cha ông chuyển từ Ấn Độ đến Indonesia, nơi họ đồng sáng lập công ty sản xuất sợi Indorama. Hiện công ty này đã trở thành ông lớn trong lĩnh vực hóa dầu với các sản phẩm chủ yếu gồm phân bón polyolenfin, nguyên liệu dệt và găng tay y tế.

Em trai của ông là Aloke Lohia, cũng là một tỷ phú đang sống ở Thái Lan, nơi ông điều hành nhà sản xuất polyme PET Indorama Ventures Public Co.

Prajogo Pangestu

Giá trị tài sản ròng: 6,1 tỷ USD

Là con trai của một nhà kinh doanh cao su, Prajogo Pangestu bắt đầu kinh doanh gỗ vào cuối những năm 1970. Công ty Barito Pacific Timber của ông lên sàn lần đầu vào năm 1993 và đổi tên thành Barito Pacific sau khi cắt giảm hoạt động kinh doanh gỗ vào năm 2007.

Cùng năm, Barito Pacific mua lại 70% cổ phần của công ty hóa dầu Chandra Asri. Năm 2011, Chandra Asri sáp nhập với Tri Polyta Indonesia và trở thành nhà sản xuất hóa dầu tổng hợp lớn nhất của Indonesia.

Chairul Tanjung

Giá trị tài sản ròng: 5,5 tỷ USD

CT Corp của Chủ tịch Tanjung hoạt động trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng, điều hành các siêu thị lớn và các đài truyền hình. Ngoài ra, ông sở hữ cổ phần trong hãng vận tải quốc gia Indonesia Garuda. Công ty hiện đang đàm phán với các chủ nợ để cơ cấu lại khoản nợ 10 tỷ USD.

Cổ phiếu trong Ngân hàng Allo của ông đã tăng gần 100 lần trong năm 2021 khi cơn sốt ngân hàng kỹ thuật số tại Indonesia bùng nổ.

Gia đình tỷ phú Hartono có năm thứ 13 liên tiếp đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất Indonesia, bỏ xa người thứ hai hơn 30 tỷ USD - Ảnh 3.

Cơn sốt ngân hàng kỹ thuật số tại Indonesia giúp tài sản ông Chairul Tanjung tăng lên đáng kể. (Ảnh: VOI).

Susilo Wonowidjojo

Giá trị tài sản ròng: 4,8 tỷ USD

Susilo Wonowidjojo và gia đình đang điều hành doanh nghiệp sản xuất thuốc lá Gudang Guram, được cha ông thành lập từ thế kỷ trước.

Tỷ phú Susilo Wonowidjojo lên nắm quyền công ty năm 2009. Hiện doanh nghiệp đang mở rộng lĩnh vực đầu tư sang các mảng khác như cơ sở hạ tầng và thu phí đường bộ. Ngoài ra, họ cũng xây dựng sân bay Dholo ở Kediri, miền Đông Java.

Boenjamin Setiawan

Giá trị tài sản ròng: 4,2 tỷ USD

Boenjamin Setiawan, người có bằng tiến sĩ dược học, đã thành lập doanh nghiệp Kalbe Farma từ một garage vào năm 1966 cùng với 5 anh chị em. Hiện Kalbe Farma đã trở thành công ty dược phẩm lớn nhất Indonesia.

Jogi Hendra Atmadja

Giá trị tài sản ròng: 4,1 tỷ USD

Tỷ phú Jogi Hendra Atmadja là người đứng đầu tập đoàn Mayora, một trong những công ty thực phẩm lớn nhất Indonesia, chuyên bán cà phê, ngũ cốc, kẹo, bánh quy,… Tập đoàn Mayora bán các thương hiệu của mình, bao gồm Kopiko, Danisa và Roma, tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Gia đình ông bắt đầu làm bánh quy tại nhà vào năm 1948 và chính thức thành lập Tập đoàn Mayora vào năm 1977. Atmadja và gia đình sở hữu cổ phần kiểm soát trong Mayora Indah, một trong những công ty hàng đầu thuộc hệ sinh thái tập đoàn.

Gia đình tỷ phú Bachtiar Karim

Giá trị tài sản ròng: 3,5 tỷ USD

Cùng với hai người anh em là Burhan và Bahari, Bachtiar Karim điều hành Musim Mas, một công ty sản xuất dầu cọ tích hợp với doanh thu 6,9 tỷ USD vào năm 2020. Gia đình đã mở nhà máy lọc dầu cọ đầu tiên ở Indonesia vào năm 1970. Musim Mas chính thức được thành lập hai năm sau đó.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.