|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Công nghiệp hóa có phải con đường duy nhất để các nước đang phát triển tiến lên thành nước giàu?

17:07 | 14/04/2024
Chia sẻ
Trong quá khứ, các nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore từng tăng trưởng thần tốc và đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo. Song, những thay đổi lớn trong công nghệ, chuỗi cung ứng và thương mại đã khiến chiến lược này không còn hiệu quả như trước.

Một nhà máy sản xuất ô tô tại Trung Quốc. (Ảnh: New York Times). 

Thế giới đã thay đổi

Trong hơn nửa thế kỷ trước, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã dùng chung một công thức để trở nên giàu có hơn. Đầu tiên, họ hướng người nông dân đến nhà máy, sau đó bán những sản phẩm từ nhà máy cho phần còn lại của thế giới.

Chiến lược này đã tạo ra một số động cơ tăng trưởng mạnh mẽ nhất mà thế giới từng được biết. Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đều đã sử dụng và tùy chỉnh công thức này cho phù hợp với nền kinh tế của họ. Nhờ vậy mà hàng trăm triệu người đã thoát nghèo, có việc làm và nâng cao chất lượng sống.

4 “con hổ châu Á” và Trung Quốc thành công bằng cách kết hợp lượng lao động giá rẻ dồi dào với kiến thức và nguồn tài trợ quốc tế, cộng với những người mua từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ hay Malaysia.

Chính quyền các nền kinh tế đang phát triển tạo nền móng cho tăng trưởng bằng cách xây đường xá và trường học, ban hành các ưu đãi và quy định thân thiện cho doanh nghiệp và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp non trẻ.

Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ, những thay đổi trong chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị đang định hình lại các mô hình thương mại.

Ngày càng nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng liệu công nghiệp hóa còn có thể mang lại tốc độ tăng trưởng thần kỳ như trước hay không. Đối với các nền kinh tế đang phát triển - nơi ở của 85% dân số toàn cầu - đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng.

Một xưởng may ở Bangladesh. (Ảnh: New York Times). 

Ngày nay, ngành sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong GDP thế giới so với quá khứ. Và chỉ riêng Trung Quốc đã thực hiện hơn 1/3 hoạt động sản xuất của nền kinh tế toàn cầu. Cùng lúc đó, ngày càng nhiều nước mới nổi bán hàng hóa giá rẻ ra nước ngoài, làm tăng sự cạnh tranh.

Điều này đồng nghĩa với việc lợi ích của công nghiệp hóa không còn lớn như trước. Không phải quốc gia nào cũng có thể trở thành nước xuất khẩu ròng hoặc đưa ra mức lương thấp nhất thế giới.

Hơn nữa, các nhà máy hiện nay có xu hướng dựa vào công nghệ tự động hóa nhiều hơn là lao động giá rẻ trình độ thấp. Ông Dani Rodrik, nhà kinh tế tại Harvard, chỉ ra: “Các quốc gia không thể tạo ra đủ việc làm cho đại đa số người lao động không có trình độ học vấn tốt”.

Năm ngoái, Bangladesh được Giám đốc điều hành của World Bank ca ngợi hết lời. Đất nước này có thể trở mình là nhờ việc biến nông dân thành công nhân dệt may.

Song, cũng vào ngăm ngoái, Tập đoàn Mohammadi ở Bangladesh đã thay thế 3.000 nhân viên bằng máy dệt tự động, tờ New York Times cho hay. Tin tốt là Mohammadi đã luân chuyển những công nhân này vào vị trí khác trong công ty.

Nhưng bà Rubana Huq, Chủ tịch của Mohammadi, lo ngại rằng nếu nhiều công ty khác cũng tiến hành tự động hóa thì nhân viên của họ sẽ không kiếm được việc làm mới. Công nhân dệt may không được đào tạo kỹ năng gì khác. Bà chỉ ra: “Họ không thể trở thành lập trình viên sau một đêm”.

Quá trình toàn cầu hóa cũng đã thay đổi. Trước đây, doanh nghiệp được khích lệ để mua bán ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng - đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc - doanh nghiệp đang tăng cường chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước láng giềng hoặc đồng minh. 

Nhà kinh tế Rodrik khẳng định: “Trong kỷ nguyên mới, mô hình công nghiệp hóa... không còn khả năng tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững nữa”.

Kỷ nguyên của dịch vụ

Một giải pháp khác cho công nghiệp hóa có thể được rút ra từ trường hợp của Bengaluru, trung tâm công nghệ cao ở bang Karnataka, Ấn Độ.

Các công ty đa quốc gia như Goldman Sachs và Victoria’s Secret đã đổ xô tới thành phố này và xây dựng hàng trăm trung tâm vận hành để xử lý công việc kế toán, thiết kế sản phẩm, phát triển hệ thống an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo,...

Các trung tâm đó được kỳ vọng sẽ tạo ra 500.000 việc làm cho Ấn Độ trong hai đến ba năm tới, theo hãng tư vấn Deloitte.

Một trung tâm vận hành của Siemens ở Bengaluru. (Ảnh: Bloomberg). 

Ông Richard Baldwin, Giáo sư kinh tế của Trường Kinh doanh IMD, bình luận: “Chúng ta phải từ bỏ lối suy nghĩ đưa người lao động từ trang trại đến nhà máy, rồi từ nhà máy đến văn phòng. Mô hình phát triển đó là sai lầm”.

Ngày nay, 2/3 sản lượng kinh tế của thế giới đến từ ngành dịch vụ. Các công việc trong ngành dịch vụ rất đa dạng và đòi hỏi các cấp độ đào tạo khác nhau, từ dắt chó đi dạo, làm móng cho đến kỹ sư và kế toán.

Ông Baldwin lập luận rằng các nước đang phát triển có thể nhảy vọt sang lĩnh vực dịch vụ và phát triển bằng cách bán dịch vụ cho các doanh nghiệp quốc tế. Đó là cách Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.

Ông giải thích rằng tại Bengaluru, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đã thu hút thêm nhiều người và doanh nghiệp chuyển đến. Diễn biến này lại càng tăng thêm sức hấp dẫn cho Bengaluru, giúp chu kỳ tiếp tục kéo dài.

Trong mô hình kinh tế mới, các quốc gia có thể tập trung kích thích tăng trưởng quanh các thành phố thay vì một ngành cụ thể. Ông Baldwin khuyên: “Giờ chúng ta phải học theo trường hợp của Bengaluru chứ không phải niềm nam Trung Quốc”.

Giang