|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Xi măng Hà Tiên vượt mục tiêu lợi nhuận năm

21:39 | 18/10/2024
Chia sẻ
Có lãi hai quý liên tiếp giúp Xi măng Hà Tiên vượt xa mục tiêu lợi nhuận năm sau ba quý.

CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với doanh thu thuần tăng 4% so với cùng kỳ xuống lên 1.638 tỷ đồng trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ tăng 8,5% so với quý III/2023.

Biên lợi nhuận gộp thu đạt gần 9,9%, tăng so với mức 9% của quý III/2023. Chi phí lãi vay suy giảm song chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại đi ngang với cùng kỳ.

Kết quả, HT1 báo lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) gần 23 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái lỗ 10 tỷ đồng.

 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.

Luỹ kế ba quý, HT1 đạt 5.041 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 4% so với cùng kỳ song doanh nghiệp báo lãi ròng 44 tỷ trong khi 9 tháng đầu năm ngoái lỗ 37 tỷ.

Năm nay, doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tổng doanh thu 7.032 tỷ và lãi sau thuế 23 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện được 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III.

Về tình hình tài chính, quy mô tài sản cuối quý II của HT1 là 8.246 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định chiếm tới 63%. Doanh nghiệp có 342 tỷ đồng tiền, tiền gửi ngân hàng, giảm 42% sau một quý.

Ngoài ra, HT1 còn ghi nhận khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 45% sau một quý xuống còn 645 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở các dự án tại Bình Phước, các dự án tại Kiên Lương, dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên - Nhà máy xi măng Bình Phước,...

Tổng dư nợ vay cuối kỳ là 1.314 tỷ, tăng không đáng kể so với cuối quý II và hoàn toàn là vay ngắn hạn. 

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 4.859 tỷ, bao gồm 918 tỷ quỹ đầu tư phát triển, 44 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 

HK

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.