|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vượt qua Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới: Ông trùm ngành thời trang nhưng xuất thân kỹ sư xây dựng, được mệnh danh là Warren Buffett trong giới hàng hiệu

14:28 | 04/08/2021
Chia sẻ
Bernard Arnault - người làm hồi sinh ngành thời trang cao cấp Pháp sở hữu khối tài sản trị giá 186,3 tỷ USD ở tuổi 72.
Vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới: Ông trùm ngành thời trang nhưng lại xuất thân kỹ sư xây dựng, được mệnh danh là một Warren Buffett thứ hai trong giới hàng hiệu - Ảnh 1.

Bernard Arnault trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. (Ảnh: Insider).

Ông trùm thời trang Pháp Bernard Arnault đã đánh bại Jeff Bezos và Elon Musk để trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản ròng lên đến 186,3 tỷ USD, theo Forbes.

Bernard Arnault sinh năm 1949 tại Roubaix (Pháp). Ông được biết đến với vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn Pháp LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton SA, thương hiệu thời trang cao cấp lớn nhất trên thế giới.

Ông vua hàng hiệu xuất thân từ một kỹ sư xây dựng

Arnault tốt nghiệp đại học École Polytechnique (Paris, Pháp) với bằng kỹ sư. Năm 1971, ông nắm quyền điều hành công ty xây dựng Ferret-Savinel của cha mình. 8 năm sau, ông đổi tên công ty thành Férinel Inc và chuyển trọng tâm sang lĩnh vực bất động sản.

Niềm đam mê của Arnault với Dior và ngành thời trang cao cấp được truyền cảm hứng từ mẹ. Mẹ ông là một tín đồ của nước hoa Dior. Arnault bị ám ảnh bởi Dior và hành trình chinh phục đỉnh cao của họ.

Với số tiền 15 triệu USD, Arnault cùng một người bạn đã huy động được 80 triệu USD để mua lại Boussac Saint-Frères, công ty dệt may đã phá sản thuộc quyền sở hữu của Christian Dior. 

Sau đó, vào năm 1987, Arnault được mời đầu tư vào LVMH bởi chủ tịch của công ty Henry Racamier. 

Vào năm 1989, quyền kiểm soát của Arnault đối với tập đoàn LVMH được mở rộng sau khi đầu tư 500 triệu USD để mua thêm cổ phiếu. Ông nắm đến 43,5% cổ phần và sở hữu gần 35% quyền biểu quyết. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất lúc này của ông chính là Henry Racamier, chủ tịch tập đoàn Louis Vuitton, người đã mời ông về LVMH. 

Arnault đã chính thức tước bỏ vị trí của Racamier trong ban giám đốc vào năm 1989. Đến năm 1990, ông thay thế hoàn toàn Racamier và bắt đầu điều hành loạt công ty thời trang cho tập đoàn LVMH. Trong đó có những cái tên nổi tiếng như Christian Lacroix, Givenchy, Kenzo và các công ty đồ da như Loewe, Céline và Berluti....

Một Warren Buffett thứ hai, người có công hồi sinh ngành thời trang cao cấp Pháp

Arnault là người vực dậy ngành thời trang cao cấp của Pháp. Ông từng được tạp chí thương mại thời trang Women's Wear Daily gọi là "Giáo hoàng thời trang". Vào năm 2007, Arnault được vinh danh là Tư lệnh Quân đoàn Danh dự, một trong những danh hiệu cao nhất của Pháp.

Từng mất 3 nhà thiết kế thời trang danh tiếng cùng lúc nhưng nhờ vào tầm nhìn xa, Arnault đã làm hồi sinh những hãng thời trang truyền thống vào đầu thế kỷ 21. Sau đó, Arnault tiếp tục mua lại các thương hiệu xa xỉ, bao gồm công ty Fendi của Ý (2003), cửa hàng bách hóa mang tính biểu tượng của Pháp - La Samaritaine (2010), thương hiệu trang sức Ý - Bulgari (2011) và hãng kim hoàn cổ điển của Mỹ - Tiffany & Co. (2021). 

Vào năm 2014, ông cũng đã xây dựng Fondation Louis Vuitton, một bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Bois de Boulogne (Paris, Pháp) do kiến trúc sư người Mỹ gốc Canada Frank Gehry thiết kế. 

'Sói già mặc cashmere' của ngành thời trang Pháp đánh bại Jeff Bezos và Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới - Ảnh 4.

Arnault được mệnh danh là Buffett của thế giới hàng hiệu xa xỉ. (Ảnh: Forbes).

Chiến lược mua lại của Arnault được tóm tắt ở hai điểm: Đối phó khéo léo và cực kỳ tích cực trong việc theo đuổi các thương hiệu hàng đầu.

Không có gì ngạc nhiên khi Arnault nhắc đến Warren Buffett trong danh sách những nhà cố vấn của mình. Arnault là Buffett của thế giới hàng hiệu xa xỉ. Arnault chỉ mua lại những thương hiệu có tiếng, chất lượng cao, với mục đích giữ chân chúng mãi mãi.

Ông và Buffett đều khởi nghiệp bằng việc mua lại một doanh nghiệp dệt may thất bại. Cả hai từng sa thải hàng trăm công nhân và tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Arnault từng sa thải khoảng 9.000 công nhân sau khi trở thành giám đốc điều hành.

Tầm nhìn xa là yếu tố cực kỳ quan trọng trong tư duy của một nhà lãnh đạo kinh doanh. Arnault luôn hướng đến sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu thay vì lợi nhuận của một phân khúc. Vì điều đó sẽ khơi dậy sự khát khao của khách hàng đối với mọi sản phẩm.

Điều hành công ty theo cách của Arnault

Thành công của Arnault được xây dựng dựa trên những quy tắc: Luôn hành động như một công ty khởi nghiệp, để người sáng tạo được vùng vẫy hết mình và làm ra sản phẩm từ đó tạo ra khách hàng. 

Arnault luôn để những nhà sáng tạo làm những gì họ giỏi nhất là sáng tạo: "Bạn không thể quản lý John Galliano, người đứng đầu điên cuồng của Nhà Dior, cũng như không ai có thể quản lý Leonardo da Vinci hoặc Frank Lloyd Wright."

Bằng cách từ bỏ quyền kiểm soát, Arnault đã khai phá được sức mạnh sáng tạo thực sự của các nhà thiết kế. Ông không bao giời khiến họ phải lo lắng về việc cắt giảm ngân sách. Arnault không tin vào việc thiết lập giới hạn quản lý. Anh ấy nhấn mạnh rằng để làm việc tốt nhất, các nghệ sĩ phải hoàn toàn không bị ràng buộc bởi những lo lắng về tài chính và thương mại.

Một lần nữa nhìn thấy được điểm tương đồng giữa Arnault và Buffett. Khi được hỏi về quản lý, Buffett thường nói rằng ông sẽ để những nhân viên của mình "làm công việc của họ". Xét cho cùng, cả hai đều luôn tin tưởng vào khoản đầu tư của mình và không cần can thiệp vào quản lý.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quỳnh Hoa

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.