|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tọa đàm 'Thị trường chứng khoán 2023: Xu thế mới, lựa chọn mới' ngày 27/9 tại TP HCM

08:15 | 20/09/2022
Chia sẻ
Tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế độc lập, công ty cung cấp dữ liệu thị trường, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết, hướng tới mục tiêu đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán, gợi ý các chiến lược phân lớp tài sản đầu tư, tiêu chí lựa chọn cổ phiếu đảm bảo tính an toàn vốn cao và có hiệu suất tốt.

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã phát triển bùng nổ trong hai năm qua thu hút được lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia. Gần 4 triệu tài khoản mới kể từ đầu năm 2020, đưa tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán vượt ngưỡng 6,3 triệu. Riêng trong năm 2021, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng hơn 4 tỷ USD trên thị trường.

Đặc điểm này được giới chuyên gia nước ngoài đánh giá là động lực giúp TTCK bùng nổ trong vòng 3-5 năm tới. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho thị trường dễ nhận những cú sốc lớn do NĐT cá nhân chuộng lướt sóng, đầu cơ áp đảo về khối lượng giao dịch trên thị trường.

Thị trường hoàn toàn bị đảo lộn khi NĐT mới (F0) có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu được tung hô “nhân đôi, nhân ba” tài khoản trong khi cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn có nền tảng cơ bản tốt lại bị lãng quên.

Hệ quả là sau khi một số trường hợp đội lái bị xử lý theo nỗ lực lành mạnh thị trường từ phía cơ quan quản lý từ quý II/2022, thị trường đã sụt giảm mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản làm giảm sức hút của thị trường trong ngắn hạn, nhiều F0 rời thị trường.

Điểm tích cực là dù dòng vốn toàn cầu đang tháo chạy khỏi cổ phiếu, Việt Nam bất ngờ lật ngược vị thế bị rút ròng hàng tỷ USD trong hai năm 2020, 2021. Khoảng gần 4.000 tỷ đồng mua ròng của khối ngoại tính đến cuối tháng 8 không phải con số quá lớn nhưng đã phần nào cho thấy tín hiệu NĐT nước ngoài đang kỳ vọng vào một thị trường Việt Nam phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Nhìn về dài hạn, TTCK vẫn được đánh giá tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược xoay trục của dòng vốn đầu tư quốc tế, thị trường chứng khoán cũng được dự báo sẽ tăng trưởng như Trung Quốc cách đây 20 năm trước.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang đứng trước rất nhiều biến số khó đoán định từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều này đang khiến nhà đầu tư dễ lung lay trước những biến động của thị trường, việc đưa ra các lựa chọn đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Trước thực trạng đó, Trang TTĐTTH VietnamBiz (vietnambiz.vn), Việt Nam Mới (vietnammoi.vn) và Công ty Cổ phần WiGroup phối hợp tổ chức Tọa đàm “Thị trường chứng khoán 2023: Xu thế mới, lựa chọn mới" tại TP HCM vào ngày 27/9/2022.

Tọa đàm với sự tham gia của đại diện chuyên gia kinh tế độc lập, chuyên gia phân tích dữ liệu, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết, hướng tới mục tiêu đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán, gợi ý các chiến lược đầu tư hiệu quả, tiêu chí lựa chọn cổ phiếu, tạo lợi ích cho cả tổ chức phát hành và các nhà đầu tư, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh các bài tham luận riêng từ các chuyên gia, quỹ đầu tư,… tọa đàm sẽ tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính gồm:

-   Đánh giá tác động chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, làm lành mạnh TTCK đến dòng vốn đầu tư

-   Những biến số vĩ mô tác động đến TTCK quý IV/2022 -  2023 

-   Triển vọng dòng tiền vào TTCK

-   Triển vọng kinh doanh các ngành, một số lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng

-   Ý tưởng đầu tư, chiến lược phân lớp tài sản phù hợp cho năm 2023

Tọa đàm được tổ chức tại khách sạn Eastin Grand Hotel Saigon - 253 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận Phú Nhuận, TP HCM vào 8h30 sáng ngày 27/9 tới đây, kết hợp trực tuyến trên Trang TTĐTTH vietnambiz.vn, vietnammoi.vn và livestream trên các nền tảng mạng xã hội.

……………………………………………………….

Quý nhà đầu tư vui lòng đăng ký tham dự tại đây

Nhằm nắm bắt nhu cầu cần giải đáp cũng như góc nhìn của nhà đầu tư, Ban Tổ chức kính mời quý nhà đầu tư thực hiện khảo sát tại đây và nhận ngay trải nghiệm gói dữ liệu tài chính chứng khoán - vĩ mô full tính năng của Wichart.  

Ban Tổ chức

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.