|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hòa Phát muốn cung ứng 6 triệu tấn thép đường ray cao tốc

16:55 | 11/11/2024
Chia sẻ
Lãnh đạo Hòa Phát cam kết sẽ cung cấp đủ 6 triệu tấn thép làm đường ray cao tốc và thép dự ứng lực cường độ cao, đảm bảo chủng loại và thời gian giao hàng, với giá bán thấp hơn thép nhập khẩu.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ sớm được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Chính phủ yêu cầu các gói thầu phải sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp trong nước sản xuất, nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Hơn một nửa trong tổng mức đầu tư 67 tỷ USD của dự án là dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao; trong đó phần cầu hầm chiếm 70% và nền đường khoảng 30%.

Trả lời báo VietNamNet mới đây, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) nói hoàn toàn ủng hộ chủ trương làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đặc biệt đánh giá cao yêu cầu “phải sử dụng” hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất vào các gói thầu. 

Theo tính toán của các đơn vị tư vấn, dự án cần khoảng 6 triệu tấn thép các loại. Đây là các loại thép mà Việt Nam đều sản xuất được.

Ông Long khẳng định trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của tập đoàn.   

“Nếu trở thành nhà cung cấp thép cho dự án này, Hoà Phát cam kết đảm bảo cung cấp đủ khối lượng 6 triệu tấn thép các loại phục vụ dự án, đặc biệt là thép đường ray cao tốc và thép dự ứng lực cường độ cao”, ông Long nhấn mạnh.

 Lãnh đạo Hòa Phát cam kết sẽ cung cấp đủ 6 triệu tấn thép làm đường ray cao tốc, với giá bán thấp hơn nhập khẩu. Ảnh: HPG.   

Người đứng đầu tập đoàn còn cam kết tất cả chủng loại sắt thép đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của các gói thầu; đồng thời đảm bảo thời hạn giao hàng theo đúng tiến độ dự án.

Đối với vẫn đề giá cả các loại thép phục vụ dự án đường sắt, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đảm bảo giá cạnh tranh, thấp hơn giá thép nhập khẩu.

Hiện Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á và ở Top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, với công suất 8,5 triêu tấn/năm. 

Tập đoàn này đang trong giai đoạn mở rộng đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 có quy mô vốn 3 tỷ USD. Dự án mới dự kiến đi vào hoạt động từ 2025 sẽ đưa năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát sẽ tăng lên đạt hơn 14 triệu tấn/năm, trong đó có 8,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao. 

Về tiến độ, công ty đã hoàn thành lắp đặt dây chuyền chính của phân kỳ 1 và đạt 50% tiến độ của phân kỳ 2. Lò cao đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý IV/2024. Phân kỳ 2 được lên kế hoạch hoàn thành vào quý IV/2025.    

Thực tế, tại cuộc họp cổ đông tháng 4, Chủ tịch Hòa Phát chia sẻ tham vọng sản xuất đường ray cho tàu cao tốc trong giai đoạn 2 của dự án Dung Quất 2. Còn trong một hội nghị hồi tháng 9, ông khẳng định việc sản xuất thép đường ray nằm trong khả năng của doanh nghiệp. 

Hòa Phát còn có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Yên xin chủ trương đầu tư một số dự án lớn trong tỉnh, trong đó có dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép. Cơ cấu sản phẩm tại đây tập trung vào các dòng thép chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo như thép tấm, thép kết cấu, thép hình, ray thép.  

Dự kiến, nhà máy này sẽ có sản phẩm thép đường ray cao tốc có kích thước phổ biến từ 50m đến 100m, được vận chuyển bằng đường sắt thay vì vận chuyển bằng đường bộ đến công trường. 

Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông vận tải cho biết, tuyến đường có chiều dài khoảng 1.541km, điểm đầu là ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP HCM). 

Tuyến đường sắt sẽ đi qua 20 tỉnh, thành; được bố trí 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, mỗi nhà ga có quy hoạch không gian phát triển từ 250-300ha, trừ ga Thủ Thiêm quy mô dự kiến khoảng 17ha. 

Chi phí sn xut đã cnh trnh đưc vi Trung Quc.  

Theo Chứng khoán BIDV (BSC), chi phí vn chuyn qung st t Australia, Brazil cũng như than cc tIndonesia v Vit Nam và v Trung Quc  gn như tương đươngQung st và than cc hiện chiếm ln lưt 27% và 37% chi phí sn xut ca lò cao.

Vit Nam có li thế ln đến t giá cho thuê khu công nghip, chi phí nhân công r và đc bit chưa áp dng các chính sách v môi trưng như Trung Quc (chênh lch 30 USD/tn, tương đương 6-8% giá thép hin ti).

Do đó, xét v chi phí sn xut, đơn vị phân tích tin rng thép Hòa Phát sau d án Dung Qut 1 đã cnh tranh tương đi so vi thép Trung Quc.

Thậm chí với d án Dung Qut 2, chi phí sn xut ca Hòa Phát còn tiếp tc đưc tiết gim nh quy mô tăng thêm 60%. Vic chi phí sn xut đã cnh tranh đưc vi hàng Trung Quc là yếu t then cht để Dung Quất 2 tiêu th tt.   

 

    

Huy Lê

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024 và 6,6% năm 2025
Theo các chuyên gia từ ADB, hoạt động thương mại của Việt Nam mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, tổ chức này đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam.