'Hộ chiếu vắc xin' - tấm vé du lịch quốc tế không cần cách ly
"Hộ chiếu miễn dịch", "hộ chiếu vắc xin", "giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19"
Forbes đưa tin, Armand Arton, chủ tịch hãng tư vấn tài chính thế giới Arton Capital, từ lâu đã dự đoán về "cái chết" của những cuốn hộ chiếu dạng giấy. Tuy nhiên, ông Armand Arton cho hay điều này sẽ đến sớm hơn bởi đại dịch COVID-19, khi cuộc đua tạo ra "hộ chiếu vắc xin" toàn cầu đầu tiên đang được tiến hành.
Iceland và Ba Lan bắt đầu cấp giấy chứng nhận tiêm phòng COVID-19 vào tháng trước. Trong khi, Đan Mạch, Thụy Điển và Estonia cũng đang nối gót và "thẻ xanh" của Israel sẽ cho phép những người dân đến các phòng gyms và quán bar. Cuộc đua để đưa ra được tấm hộ chiếu vắc xin đáng tin cậy đang nóng lên ở châu Âu, dẫn đầu là Hy Lạp.
"Chúng tôi gọi đó là giấy chứng nhận không phải hộ chiếu.", Alex Patelis, cố vấn kinh tế trưởng của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết. Thủ tướng Hy Lạp cũng là người đã kêu gọi châu Âu cấp chứng nhận cho những người đã tiêm phòng COVID-19.
"Đối với các quốc gia phụ thuộc vào du lịch, chẳng hạn như Hy Lạp, vấn đề này bắt buộc phải được giải quyết trước mùa hè, mùa cao điểm du lịch", ông Mitsotakis viết trong một lá thư gửi Chủ tịch Ủy ban châu Âu. 1/5 GDP của Hy Lạp đến từ du lịch và nền kinh tế của nước này đã giảm 11,6% vào năm ngoái.
Hy Lạp đã đưa ra mẫu giấy chứng nhận vắc xin dự kiến, trên đó có mã QR để quét mỗi khi du khách nhập cảnh vào quốc gia này bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường sắt. Loại giấy này đang được Hy Lạp thử nghiệm với đảo Síp và Israel. Theo Bộ trưởng du lịch Hy Lạp, bước tiếp theo sẽ là một thỏa thuận cho phép những người có giấy chứng nhận di chuyển tự do giữa ba nước và cả tới Anh.
Trước đó, Hãng hàng không quốc gia của Australia, Qantas cũng đã đề nghị tất cả các hành khách quốc tế của Qantas từ năm nay phải có giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19. Tại Nga, người dân đã tiêm vắc xin sẽ được cấp hộ chiếu miễn dịch để có thể di chuyển dễ dàng.
Giấy chứng nhận tiêm vắc xin sẽ hoạt động như thế nào?
Các nhà chức trách Hy Lạp chỉ ra rằng việc du khách phải có giấy chứng nhận vắc xin sẽ không phải là yêu cầu bắt buộc. Thay vào đó, bất kỳ ai nhập cảnh vào Hy Lạp với chứng nhận này đều có thể bỏ qua tất cả các quy định phòng dịch nghiêm ngặt chẳng hạn như cách ly, hay cung cấp giấy xét nghiệm PCR âm tính.
Hy Lạp đang thực hiện một số thỏa thuận với các nước để cho phép các giấy chứng nhận tiêm chủng được công nhận lẫn nhau. Trong tương lai, các giấy chứng nhận cần có một số loại mã QR chung.
Ông Patelis, cố vấn kinh tế trưởng của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis
Hàng loạt quốc gia như Estonia, Georgia, Iceland, Ba Lan, Romania, Quần đảo Seychelles, và quốc đảo Síp cũng đã cho phép du khách quốc tế đến từ một số nước được phép nhập cảnh mà không cần cách ly nếu có giấy chứng nhận tiêm chủng.
Những vấn đề cần xem xét
Tuy nhiên đằng sau mã QR, còn vô số vấn đề phải được giải quyết trước tiên như cần có một tiêu chuẩn đồng nhất trên toàn cầu. An ninh cũng là một vấn đề khác. David Hollick, Giám đốc điều hành của Logifect, một trong 8 công ty đã được chính phủ Anh giao nhiệm vụ triển khai hộ chiếu vắc xin cho biết: "Bạn cần một hệ thống xác minh thực sự mạnh và nghiêm ngặt. Bất cứ ai cũng có thể làm giả giấy chứng nhận tiêm chủng của Israel."
Israel vừa qua phát hiện những lỗ hổng trong chương trình thẻ xanh của nước này với . Apple đã xóa hàng chục ứng dụng không đáng tin cung cấp chứng nhận vắc xin COVID-19 khỏi App Store. Hy Lạp cũng phát hiện các tờ khai định vị hành khách (passenger locator forms) và giấy xét nghiệm PCR giả mạo.
Bất kỳ giấy chứng nhận vắc xin nào đều chỉ có giá trị tạm thời. Ông Hollick nói: "Giả sử một biến thể mới xuất hiện và vắc xin hiện hành không có hiệu quả. Bạn sẽ phải nhanh chóng xóa; thu hồi hoặc cấp lại hộ chiếu."
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công ty và quốc gia đưa ra các phiên bản chứng nhận tiêm phòng COVID-19 của riêng mình. "Nếu các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) không nhanh chóng thống nhất đưa ra một bộ khung chung thì điều này có thể gây ra sự phức tạp, nhầm lẫn khi cấu trúc các giấy chứng nhận không tương thích lẫn nhau.", Andrew Bud, người sáng lập và giám đốc điều hành của iProov, công ty đang thử nghiệm chứng nhận vắc xin ở Anh.
Nhiều tổ chức trên khắp thế giới đang làm về hộ chiếu miễn dịch và công nghệ để theo dõi tình trạng nhiễm virus của hành khách. Đối với công ty hoặc quốc gia nào về đích sớm, phần thưởng có thể rất lớn với tiềm năng đạt được những hợp đồng khổng lồ khi thế giới được phép đi lại trở lại. Họ sẽ thay đổi cách chúng ta đi lại, không chỉ trong năm nay mà còn trong tương lai.
Các tổ chức đa phương như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) của LHQ và IATA đã lên kế hoạch cho kỷ nguyên du lịch không cần hộ chiếu.
Cuộc đua hộ chiếu vắc xin cũng đang phá vỡ những giới hạn trong công nghệ nhận diện. Sinh trắc học và công nghệ điện toán đám mây mà giấy chứng nhận vắc xin sử dụng chính là những công nghệ cần thiết cho việc du lịch không cần hộ chiếu.
Năm 2021 sẽ là một cuộc đại thử nghiệm về vấn đề này trên toàn thế giới. Các công ty công nghệ sẽ theo dõi sát sao.
Nhiều khả năng du lịch quốc tế sẽ được nối lại trên toàn cầu trong nửa cuối năm 2021, sau khi việc tiêm chủng được tiến hành tốt. Nhưng thế giới sẽ phải mất một khoảng thời gian để du lịch trở lại được như trước khi đại dịch xuất hiện.
Vắc xin mở đường cho du lịch quốc tế, nhưng chưa phải là tất cả
Một mình vắc xin sẽ không thể đảm bảo việc nối lại du lịch quốc tế một cách an toàn. Còn một số yếu tố khác mà các quốc gia sẽ cần xem xét.
Khi mọi hành khách được tiêm chủng trước khi lên máy bay, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ lây truyền COVID-19 quốc tế. Tuy nhiên, với những dữ liệu về vắc xin hiện có, chúng ta chưa thể biết hết những điều cần biết, theo CNN.
Lấy vắc xin của Pfizer/BioNTech phát triển làm ví dụ, một trong những vắc xin hàng đầu đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Vắc xin này được báo cáo có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa các triệu chứng COVID-19.
Tuy nhiên, chưa có báo cáo chính thức về hiệu quả của vắc xin trong việc chống lại việc bị mắc bệnh. Theo đó, nếu các hành khách vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2, họ vẫn có thể làm lây lan virus.
Uğur Şahin, giám đốc điều hành của BioNTech, tin rằng vắc xin có thể giảm 50% sự lây truyền. Điều này chưa thể đảm bảo việc tiêm phòng là chìa khóa để các chuyến du lịch quốc tế được an toàn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/