|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt

07:21 | 21/10/2020
Chia sẻ
Khi dịch COVID-19 bùng phát khắp thế giới, số lượng người dùng phần mềm học phát âm ELSA tăng gấp 3 lần mỗi tháng.
Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 1.

Tới Đại học Stanford vào năm 2009, kỹ năng nói tiếng Anh của Đinh Văn Hồng Vũ, vốn là một quá trình phát triển liên tục, khiến cô cảm thấy bản thân thua kém mọi người. (Ảnh: CNBC)

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy đổi mới trong giáo dục, buộc các trường phổ thông và đại học phải chuyển các lớp lên môi trường trực tuyến. Phong trào ấy làm tăng nhu cầu đối với các ứng dụng (app) đào tạo điện tử.

Một trong số những app ấy là ELSA, một nền tảng học ngôn ngữ dựa trên trí tuệ nhân tạo, giúp những người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai có thể cải thiện kĩ năng nói và phát âm thông qua những bài tập ngắn trên app, theo CNBC.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số lượng người sử dụng ELSA tăng vọt lên khoảng 11 triệu. ELSA cũng nhanh chóng khai phá hàng loạt thị trường mới do lệnh phong tỏa toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu đối với những giải pháp học tập dựa trên công nghệ.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 1.

Văn Đinh Hồng Vũ, người sáng lập ELSA, vẫn nhớ quãng thời gian cô chật vật với việc nói tiếng Anh ở Mỹ. 

Lớn lên ở Việt rồi sang Mỹ để học tập trước khi làm việc, Hồng Vũ thường xuyên cảm thấy không tự tin khi nói tiếng Anh, dù cô sử dụng ngôn ngữ đó khá thành thạo.

Nhiều người bạn học tiếng Anh của Hồng Vũ cũng gặp tình trạng tương tự. Sự lo lắng về phát âm cản trở sự tiến bộ của họ trong lớp thạc sĩ quản trị kinh doanh mà Hồng Vũ tham gia ở Đại học Stanford cũng như trong công ty tư vấn quản lí doanh nghiệp mà cô làm việc. Tình trạng phát âm sai khiến họ không được coi trọng và tin tưởng.

Và nếu đó là trở ngại với họ, nó cũng là trở ngại với những người khác. Trong số xấp xỉ 1,5 tỉ người nói tiếng Anh toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính hơn 1 tỉ người học tiếng Anh như tiếng nước ngoài.

Vì thế, Hồng Vũ quyết định cô phải hành động để cải thiện tình hình. Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Stanford nảy ra ý tưởng lập một công cụ dựa trên công nghệ để phát hiện chính xác lỗi phát âm sai của người học tiếng Anh, đồng thời cung cấp giải pháp đơn giản với chi phí chỉ bằng một phần rất nhỏ so với thuê gia sư.

"Đạt giọng chuẩn như người Mỹ, Anh là việc rất khó. Nhưng để nói một cách tự nhiên và trôi chảy để những người khác có thẻ hiểu là mục tiêu khả thi. Nếu lợi ích của việc đó rất lớn, tại sao tôi không hành động chứ?", Hồng Vũ nói với CNBC.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 3.

Không có kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo (AI) hay Học máy (machine learning), Hồng Vũ hiểu rằng cô phải nỗ lực rất lớn để biến tầm nhìn thành hiện thực.

Sau khi thôi công việc tư vấn quản lí doanh nghiệp, cô dành 6 tháng để tìm một người đồng sáng lập có chuyên môn kĩ thuật. Cô đã gặp và nói chuyện với hầu hết chuyên gia về nhận dạng giọng nói bằng AI ở vùng Vịnh San Francisco để đánh giá mức độ quan tâm, đồng thời tích lũy kiến thức từ họ.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 2.

Trải nghiệm nói tiếng Anh của Hồng Vũ trong năm thứ nhất đại học thôi thúc cô thành lập ứng dụng ELSA. (Ảnh: ELSA)

"Phương pháp của tôi rất đơn giản. Mỗi ngày tôi chỉ cần nói chuyện với 5 người. Tôi không quan tâm họ là ai, miễn là tôi có thể kết nối và sau đó 5 người ấy sẽ giới thiệu tôi với 5 người khác", cô kể.

Hành trình tìm cộng sự đã đưa Hồng Vũ tới Đức nhân dịp cô tham dự một hội thảo lớn nhất thế giới về công nghệ nhận dạng giọng nói. Một giáo sư công nghệ tuyên bố: "Nếu cô không tìm ra người phù hợp ở hội thảo ấy, cô nên bỏ ý định thành lập công ty".

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 5.

Ở hội nghị, nơi khoảng 3.000 chuyên gia tham dự, Hồng Vũ gặp Xavier Anguera, một nhà khoa học hàng đầu về công nghệ nhận dạng giọng nói. 

Chỉ trong vòng vài tuần, Xavier Anguera đồng ý tham gia dự án khởi nghiệp của Hồng Vũ. Anh tạm rời gia đình ở Bồ Đào Nha và chuyển tới căn hộ nhỏ của Hồng Vũ ở thành phố San Francisco để thử  nghiệm mối quan hệ hợp tác và thiết kế sản phẩm từ ý tưởng.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 3.

Văn Đinh Hồng Vũ đã gặp Xavier Anguera ở hội thảo về về công nghệ nhận dạng giọng nói ở Đức. (Ảnh: ELSA)

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 7.

Đó là quá trình đòi hỏi sự chân thành tuyệt đối, theo Hồng Vũ, với những cuộc đối thoại nghiêm túc nhất ngay từ đầu, như mức lương và tỉ lệ phân chia cổ phần. Cô đã lập danh sách câu hỏi dành cho Xavier Anguera với sự giúp đỡ của những người bạn từng khởi nghiệp.

"Chúng tôi nói rằng nếu hai người không bất hòa trong 3 tháng, có lẽ chúng tôi phù hợp để khởi nghiệp với nhau", Hồng Vũ nói.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 8.

Cách thử thách nhau nghiêm túc đã mang lại "trái ngọt". Với sự tham gia của Xavier với tư cách người đồng sáng lập và giám đốc công nghệ, hai người thiết kế phần mềm thử nghiệm vào năm 2015, đưa dữ liệu từ những người học tiếng Anh và so sánh dữ liệu với phát âm của người Mỹ. 

Họ đặt tên phần mềm là English Language Speaking Assistant (nghĩa là Hỗ trợ nói ngôn ngữ Anh – viết tắt là ELSA).

Video hướng dẫn sử dụng phần mềm ELSA. (Video: ELSA)

Bước ngoặt đầu tiên xuất hiện vài tháng sau đó, khi ELSA giành giải thưởng trong một cuộc thi khởi nghiệp năm 2016. Giải thưởng giúp nhiều người biết tới ELSA, và ứng dụng có thêm hơn 30.000 người sử dụng trong vòng 24 giờ sau cuộc thi. Công ty cũng có thêm dữ liệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới.

"Ngay từ đầu, mục tiêu của chúng tôi là thu thập dữ liệu. Vì thế, tốc độ thu thập dữ liệu càng cao, tiến độ đào tạo AI càng nhanh", Hồng Vũ nói.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 10.

Với cơ sở dữ liệu quốc tế để đào tạo AI về hàng loạt kiểu giọng tiếng Anh – từ Ấn Độ tới Tây Ban Nha - ứng dụng phát triển rất nhanh.

Sau khoảng 6 tháng sống bằng tiền tiết kiệm, Hồng Vũ và Xavier đã nhận khoản đầu tư đầu tiên để tiếp tục phát triển ELSA. Hồi đầu năm 2018, khi số lượng nhân sự của công ty tăng và số người dùng lên vài triệu ở khoảng 100 nước, ELSA nhận khoản vốn 3,2 triệu USD từ quĩ đầu tư Monk's Hill Ventures và một số quĩ khác.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 5.

Xavier Anguera, Văn Đinh Hồng Vũ và các cộng sự trong công ty ELSA. (Ảnh: ELSA)

"ELSA là một trong những khoản đầu tư của chúng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy ấn tượng trước tầm nhìn của Hồng Vũ và Xavier trong nỗ lực giải quyết một vấn đề thực tế đối với hơn 1,5 tỉ người học tiếng Anh", ông Peng T. Ong, giám đốc Quĩ Monk's Hill Ventures, nói với CNBC.

Niềm tin của Peng trở nên vững chắc hơn vào năm 2019, khi Quĩ Gradient Ventures trực thuộc Google đầu tư 7 triệu USD cho ELSA và cho phép công ty tận dụng đội chuyên gia kĩ thuật của Google để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ.

Đến thời điểm hiện tại, tổng số vốn mà ELSA huy động đã đạt con số hơn 12 triệu USD.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 12.

ELSA tính mức phí 3-6 USD/tháng để người dùng tiếp cận trên 1.000 bài học. Khi dịch bùng phát, số lượng người dùng tăng 3 lần mỗi tháng, theo Hồng Vũ.

Sự hỗ trợ của Google diễn ra chỉ vài tháng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu và đẩy mạnh sự tăng tưởng của các công cụ giáo dục trực tuyến.

Hồng Vũ khẳng định công nghệ nhận diện giọng nói đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới, nhưng chưa ai ứng dụng nó vào việc dạy ngoại ngữ. (Ảnh: ELSA)

Không chỉ số lượng người dùng, mà số lượng doanh nghiệp, trường học sử dụng ELSA cũng tăng. Giờ đây, ELSA hợp tác với hàng chục trường và doanh nghiệp ở Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Ukraina, đồng thời mở rộng sang thị trường doanh nghiệp.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 14.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 15.

Chừng nào đại dịch COVID-19 còn tồn tại, nhu cầu với ELSA còn tăng. Peng T. Ong nhận định rằng, trong thế giới ngày nay, sử dụng thành thạo tiếng Anh là một lợi thế để giành cơ hội việc làm tốt và nhiều lợi ích kinh tế khác.

"Dự đoán của chúng tôi là công nghệ giáo dục sẽ tiếp tục tăng, một phần nhờ sự thúc đẩy của đại dịch, ở Đông Nam Á, và số lượng doanh nhân dùng công nghệ để đổi mới giáo dục sẽ tăng", Ong nói.

Cú hích mạnh từ COVID-19 đối với ứng dụng học phát âm tiếng Anh của cô gái Việt - Ảnh 6.

CEO của ELSA tiết lộ công ty sẽ tổ chức vòng gọi vốn tiếp theo để tăng nhân sự. (Ảnh: ELSA)

Hồng Vũ tiết lộ công ty sẽ sớm tổ chức vòng gọi vốn tiếp theo để bổ sung thêm nhân sự ở San Francisco, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản, đồng thời hướng tới những thị trường mới như Hàn Quốc, Brazil.

Nữ giám đốc cũng tiết lộ rằng ELSA đang tăng thêm tính năng cho phần mềm – như theo dõi liên tục. Với chức năng theo dõi liên tục, ELSA sẽ phản hồi tiến bộ của người dùng dựa trên những cuộc hội thoại trong ngày.

"2020 là một năm điên rồ, song tôi nghĩ chúng tôi đã hoạt động tốt và chúng tôi rất phấn khích chờ đợi năm 2021", nữ thạc sĩ quản trị kinh doanh tâm sự.

Nhạc Phong