|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thẻ, ví điện tử, QR code, các hình thức thanh toán phi tiền mặt lên ngôi tại Việt Nam và Đông Nam Á

07:00 | 05/07/2021
Chia sẻ
Tại Đông Nam Á, 85% người tiêu dùng đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt và quá trình chuyển đổi từ thanh toán tiền mặt sang phi tiền mặt có thể chỉ mất từ 3 năm đến 5 năm, theo báo cáo từ Visa.

Theo báo cáo Consumer Payment Attitudes Study 2021, 46% người tiêu dùng Đông Nam Á tham gia khảo sát cũng mang ít tiền mặt trong ví hơn thời kỳ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Xu hướng này đặc biệt rõ nét ở Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. 

Đáng chú ý, 77% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng thực hiện các giao dịch tài chính với một thương hiệu nổi tiếng dù rằng thương hiệu này hiện không hoạt động trong mảng dịch vụ tài chính.

Dưới đây là một số phát hiện đáng chú ý khác không nghiên cứu của Visa.

85% người tiêu dùng Đông Nam Á đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt - Ảnh 1.

Trong khi Singapore (98%), Malaysia (96%) và Indonesia (93%) đang dẫn đầu cuộc đua đón nhận giải pháp thanh toán phi tiền mặt ở Đông Nam Á, các quốc gia như Việt Nam, Philippines và Thái Lan cũng đang tăng tốc với tỷ lệ đón nhận trung bình là 88%.

85% người tiêu dùng Đông Nam Á đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt - Ảnh 2.

(Nguồn: Visa, Việt hoá: Thái Sơn)

Ngược lại, thanh toán phi tiền mặt vẫn còn khá "xa lạ" ở Myanmar và Campuchia khi mới chỉ có lần lượt 64% và 40% người tiêu dùng sử dụng.

Đại dịch COVID-19 đáng một vai trò tích cực trong cuộc chuyển đổi từ thanh toán tiền mặt sang phi tiền mặt. Ở Đông Nam Á, cuộc chuyển đổi này có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm.

85% người tiêu dùng Đông Nam Á đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt - Ảnh 3.

(Nguồn: Visa, Việt hoá: Thái Sơn)

Bên cạnh COVID-19, thương mại điện tử cũng đóng vai trò tích cực trong "cổ vũ" thanh toán không tiền mặt. Thương mại điện tử thực sự bùng nổ ở Thái Lan khi 65% người tiêu dùng Thái Lan mua sắm trên Internet lần đầu tiên thông qua ứng dụng và website. Tỷ lệ ở Indonesia và Philippines cũng ấn tưởng ở mức trên 50%.

Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới xu hướng phi tiền mặt là yếu tố bảo mật được gia tăng và ngày càng có nhiều nhà bán hàng chấp nhận thanh toán không tiền mặt.

85% người tiêu dùng Đông Nam Á đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt - Ảnh 4.

Khi các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được đón nhận trên toàn Đông Nam Á, người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Ở mỗi thị trường khác nhau, thị hiếu người dùng lại thiên về một phương thức thanh toán khác biệt dẫn tới tính phân mảnh của "sân chơi". 

Ví dụ, người Singapore thích dùng thể vật lý không chạm (contactless card), trong khi đó người Indonesia thích dùng ví điện tử.

85% người tiêu dùng Đông Nam Á đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt - Ảnh 5.

(Nguồn: Visa, Việt hoá: Thái Sơn)

Trên toàn khu vực, ví điện tử (11%) và thẻ không chạm (10%) là hai hình thức thanh toán phi tiền mặt được yêu thích nhất.

Trong tương lai, ví điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển do được các nhà bán hàng chấp nhận. Các nền tảng ví điện tử cũng được yêu thích vì phí xử lý thấp hơn, theo báo cáo Consumer Payment Attitudes Study 2021.

85% người tiêu dùng Đông Nam Á đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt - Ảnh 6.

Chính sách quản lý cởi mở hơn sẽ khuyến khích các ngân hàng bán lẻ mô hình mới trên kênh số (challenger bank) xuất hiện ở Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu của Visa, 66% người dùng Đông Nam Á quan tâm đến giải pháp ngân hàng số. Con số này cao nhất ở Thái Lan (83%) và Philippines (81%). Đáng chú ý, Singapore bất ngờ là quốc gia có mức độ quan tâm đến các sản phẩm ngân hàng số thấp thứ 3 trong khu vực (569%). 

Điều này đồng nghĩa với việc nhiều khả năng người dùng Indonesia đã khá hài lòng với các giải pháp ngân hàng hiện tại. Họ không cảm thấy sự cần thiết của việc chuyển sang sử dụng các dịch vụ của các ngân hàng số mới.

85% người tiêu dùng Đông Nam Á đón nhận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt - Ảnh 7.

Ví điện tử, thẻ không chạm, QR Code hay mobile money sẽ là những công nghệ thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. (Ảnh: Tech Wire Asia)

Tiện lợi là lý do chính khiến nhiều người muốn dùng ngân hàng số. Thông qua mô hình mới, người dùng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng bất kỳ thời điểm nào mà không cần đến các chi nhánh vật lý.

Dù vậy, vẫn có những mối quan ngại nhất định dành cho tính bảo mật của ngân hàng số. Bên cạnh đó, với một số loại hình giao dịch, người dùng vẫn muốn có tương tác với con người.

89% người Đông Nam Á thích những dịch vụ ngân hàng số do ngân hàng truyền thống cung cấp. Tuy nhiên, 77% vẫn cho rằng họ cởi mở với việc giao dịch cùng một thương hiệu nổi tiếng cho dù thương hiệu này chưa hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Người dùng thích các dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, tiền gửi và rút tiền được thực hiện qua kênh số. Ngược lại, họ chưa muốn thực hiện các dịch vụ như chuyển tiền quốc tế, tín dụng hay đầu tư qua kênh này. Theo Visa, với các giao dịch giá trị cao, người dùng vẫn muốn được thực hiện qua một ngân hàng truyền thống.

Nam Khánh