|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chỉ 5% ngân hàng số trên thế giới có lợi nhuận, phần lớn đến từ châu Á

14:13 | 01/07/2021
Chia sẻ
Có tới 249 ngân hàng số đang hoạt động nhưng chỉ có 13 ngân hàng đạt đến điểm hoà vốn và 10 trong số này nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tiêu biểu là Trung Quốc.

Trong số 50 ngân hàng số theo mô hình bán lẻ thách thức (challenger bank) đang hoạt động tại châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 10 trong số này có lãi. Những ngân hàng có lãi phần lớn có trụ sở tại Trung Quốc và Nhật Bản. 

Điều này cho thấy đây là hai thị trường có môi trường ngân hàng số phát triển nhất trong khu vực, theo một nghiên cứu mới của tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG).

Trong một báo cáo mới, BCG đã nghiên cứu bức tranh toàn cảnh mảng ngân hàng số ở Châu Á Thái Bình Dương và chia sẻ lý do vì sao Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là hai "chiến trường" tiếp theo cho các ngân hàng mong muốn tìm kiếm tốc độ tăng trưởng cao.

Việt Nam trong nhóm thị trường ngân hàng số hấp dẫn nhất Châu Á Thái Bình Dương - Ảnh 1.

50 ngân hàng theo mô hình bán lẻ mới trên kênh số (challenger bank) tại Châu Á Thái Bình Dương. (Nguồn: BCG, Việt hoá: Thái Sơn)

Những ngân hàng số thành công nhất ở Châu Á Thái Bình Dương

Trên phạm vi toàn cầu, theo ước tính của BGC, có tới 249 ngân hàng số đang hoạt động. Dù ghi nhận tăng trưởng mạnh so với các năm trong quá khứ, đường tới lợi nhuận của các ngân hàng này vẫn đầy rẫy thách thức. 

Hiện tại, chỉ mới có 13 ngân hàng mô hình mới này (chiếm tỷ trọng dưới 5%) đạt đến điểm hoà vốn. Điểm nhấn đáng chú ý là 10 trong số này nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Nhóm 10 ngân hàng này có 4 đại diện từ Trung Quốc (WeBank, MYbank, Aibank và XW Bank), 4 từ Nhật Bản (Rakuten Bank, Sony Bank, Jibun Bank và PayPay Bank), 1 từ Ấn Độ (Paytm) và 1 từ Hàn Quốc (KakaoBank).

WeBank và Aibank là ngân hàng số nhất ở Châu Á Thái Bình Dương nếu xét theo tiêu chí người dùng. Hai ngân hàng này có tổng cộng 2,2 tỷ người dùng tính đến năm 2020. Tổng cộng, nhóm ngân hàng số có lãi của Trung Quốc đang phục vụ khoảng 3 tỷ người dùng.

Tại Nhật Bản, Rakuten Bank là ngân hàng số lớn nhất với 100 triệu người dùng ở thời điểm năm 2020.

Việt Nam trong nhóm thị trường ngân hàng số hấp dẫn nhất Châu Á Thái Bình Dương - Ảnh 2.

Hệ sinh thái của 10 ngân hàng mô hình mới có lãi tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. (Nguồn: BCG, Việt hoá: Thái Sơn)

Theo BCG, hiện chưa có ngân hàng số nào chiếm được thị phần lớn hơn 2% ở quy mô huy động hoặc dư nợ của phân khúc khách hàng mục tiêu, dù đó là phân khúc khách hàng cá nhân hay doanh nghiệm vừa và nhỏ.

Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là điểm đến tăng trưởng tiếp theo

Ở Đông Nam Á, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đang thể hiện nhiều động thái chào đón các ngân hàng mô hình số mới.

Malaysia có dân số yêu thích công nghệ và mặc dù tỷ lệ dân số tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng khác cao, vẫn còn dư địa tăng trưởng cho các ngân hàng mới. Mới đây, Malaysia bắt đầu mở đơn đăng ký giấy phép hoạt động ngân hàng số.

Indonesia cũng là một thị trường tiềm năng lớn với một nửa dân số từ 30 tuổi trở xuống cùng tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử cao thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Hiện tại, các quy định triển khai mô hình ngân hàng hoàn toàn trực tuyến cũng đang được dự thảo và xem xét.

Tại Philippines, đến thời điểm hiện tại, ngân hàng trung ương đã cấp ba giấy phép hoạt động ngân hàng số cho Tonik Digital Bank, UNObank và Overseas Filipino Bank.

Trong khi đó, ở Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng đang nỗ lực số hoá song thị trường chưa ghi nhận một ngân hàng thắng thế rõ rệt trong cuộc đua này. 

Theo báo cáo của BCG, doanh thu ngành ngân hàng Việt Nam có thể chạm mốc 27 tỷ USD vào năm 2024, tương đương mức tăng trưởng 13% mỗi năm từ năm 2019.  Đây là mức tăng trưởng cao nhất mà BCG quan sát được ở khu vực Đông Nam Á. 

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có dân số được ngân hàng phục vụ thấp nhất trong khu vực (định nghĩa là nhóm dân số có tài khoản ngân hàng hoặc dùng mobile money), mới đạt trên 40%.

Trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước chưa có kế hoạch phát hành giấy phép ngân hàng số độc lập tại Việt Nam. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các tài liệu, quan điểm điều hành cụ thể để hướng dẫn ngân hàng triển khai các dịch vụ trên kênh số.

Chỉ 5% ngân hàng số trên thế giới có lợi nhuận, phần lớn đến từ châu Á - Ảnh 3.

Cuộc đua số hoá dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. (Nguồn: BCG, Việt hoá: Thái Sơn)

Theo BCG, Thái Lan là quốc gia có người dùng đón nhận các dịch vụ ngân hàng số tích cực nhất tại Đông Nam Á.

Sau Đông Nam Á, Ấn Độ cũng mang đến nhiều cơ hội cho ngân hàng mô hình mới khi có thị trường tiềm năng rộng lớn, nền tảng công nghệ mạnh mẽ và tỷ lệ người dùng chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng hoặc chưa được phục vụ đầy đủ cao.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Sơn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.