|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

[Profile công ty tài chính] EVN Finance hoạt động khởi sắc sau khi EVN và ABBank rút vốn

07:00 | 12/09/2024
Chia sẻ
Sau khi hai cổ đông lớn đồng loạt rút vốn trong năm 2020, công ty tài chính tiêu dùng EVN Finance lại ghi nhận những bước khởi sắc trong kinh doanh bất chấp bối cảnh khó khăn sau đại dịch COVID-19.

Ảnh: EVNFinance.

Thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 2.500 tỷ đồng, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance - Mã: EVF) là công ty có vốn điều lệ cao nhất trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng thời điểm đó.

Ban đầu, công ty có nhiệm vụ chính là quản trị vốn cho các dự án điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho các đơn vị. 

Vốn điều lệ của công ty được duy trì ở ngưỡng 2.500 tỷ trong nhiều năm, mãi tới năm 2020, EVF mới có lần tăng vốn đầu tiên sau khi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu lên 2.650 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 3.047 tỷ đồng vào năm 2021.

Tuy nhiên, mức tăng vốn đáng kể thì tới năm 2023 mới ghi nhân, khi đó vốn điều lệ của công ty tăng gần gấp đôi từ 3.510 tỷ lệ 7.042 tỷ đồng.

 

Mới đây nhất vào ngày 27/8, EVN Finance đã được NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 563 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tối đa thêm 75 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động. Sau hai đợt phát hành này, vốn điều lệ của EVNFinance dự kiến sẽ tăng lên gần 7.681 tỷ đồng.

Vào năm 2018, công ty đưa cổ phiếu EVF lên sàn chứng khoán với giá tham chiếu 12.200 đồng/cp. Đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu EVF được giao dịch với mức giá 11.700 đồng/cp (kết phiên ngày 9/9/2024), giảm hơn 60% so với hồi đầu năm (17.100 đồng/cp). Số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty là hơn 704 triệu cổ phiếu.

Trong những năm đầu hoạt động, EVN Finance ghi nhận lợi nhuận trước thuế ở mức cao trên 300 tỷ, sụt giảm mạnh vào năm 2012, 2013 với mức đáy lợi nhuận là 120 tỷ đồng. Con số này được phục hồi dần qua các năm sau đó nhưng mãi tới năm 2021, lãi trước thuế của EVN Finance mới vượt ngưỡng 300 tỷ, đạt ngưỡng 411 tỷ đồng, tăng 44% so với năm trước.

Trong năm các năm 2021 - 2023, trong bối cảnh các công ty tài chính gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, lợi nhuận sụt giảm, thì lợi nhuận EVF lại tăng trưởng mạnh và duy trì ở mức cao.

 

EVN Finance cũng là một trong ba công ty  tài chính tiêu dùng (cùng với Home Credit, HD Saison) lãi lớn nhất trong nửa đầu năm 2024. 

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, EVN Finance có kết quả kinh doanh khởi sắc với gần 311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 55,8% so với cùng kỳ, thực hiện được 53,16% kế hoạch năm về lợi nhuận trước thuế (585 tỷ đồng).

Nợ xấu quý II/2024 của EVN Finance đã giảm 38% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu quý II giảm từ mức 1,3% xuống còn 0,71%. 

Nhờ khả năng sinh lời và sự tăng trưởng tài sản của bảng cân đối, EVNFinance được dự báo sẽ duy trì kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng cuối năm 2024. 

 

 Năm 2018, công ty đưa cổ phiếu EVF lên sàn chứng khoán với giá tham chiếu 12.200 đồng/cp. Đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu EVF được giao dịch với mức giá 11.700 đồng/cp (kết phiên ngày 9/9/2024), giảm hơn 60% so với hồi đầu năm (17.100 đồng/cp). Số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty là hơn 704 triệu cổ phiếu.

Bóng dáng của Amber Holdings tại EVN Finance

 

 

Cơ cấu cổ đông của EVN Finance cũng có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của công ty. Vào cuối năm 2013, công ty chỉ có hai cổ đông lớn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 40% vốn cổ phần và ABBank. 

Đến năm 2020, EVN chính thức thoái vốn khỏi công ty tài chính tiêu dùng này sau nhiều lần bán đấu giá cổ phần EVF. Lần cuối cùng EVN đã bán thành công cho hai nhà đầu tư cá nhân hơn 2,65 triệu cổ phiếu với giá giá 17.411 đồng/cp, gấp khoảng 2,3 lần thị giá cổ phiếu EVF đang được giao dịch trên UPCoM thời điểm đó.

Cũng trong năm này, cổ đông còn lại là ABBank cũng giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,4% xuống 4,97% và chính thức không còn là cổ đông lớn của EVN Finance.

Tuy nhiên đến cuối năm 2023, công ty cho biết đã không còn cổ đông lớn nào. Trong tổng số hơn 700 triệu cổ phần của EVN Finance, có 66,3% là cổ phần được tự do chuyển nhượng, phần còn lại bị hạn chế chuyển nhượng.

 

 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2023 của EVF.

Gần đây nhất ngày 8/8, EVN Finance đã công bố danh sachcổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2024. Danh sách bao gồm một thành viên duy nhất là CTCP Quản lý Quỹ HD (HD Capital) sở hữu 14,7 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ 2,09% và không ghi nhận số liệu về người có liên quan của cổ đông công ty này. 

 Nguồn: Thông tin cổ đông sở hữu từ 1% VĐL của EVN Finance

 

Ở một quan sát khác, EVN Finance có mối quan hệ mật thiết với Quản lý quỹ Amber (Amber Capital) và Chứng khoán Nhất Việt (VFS).

Amber Capital Holdings (sở hữu Amber Capital) và EVN Finance đều đang là cổ đông lớn tại Chứng khoán Nhất Việt. Thực chất, Chứng khoán Nhất Việt vốn là thành viên Ambar Capital Holdings, được tập đoàn mua lại từ 2017.

Ông Lê Mạnh Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của Amber Capital, đồng thời là Thành viên HĐQT của EVN Finance.

Theo đó, vai trò của nhóm Amber Holdings ngày càng được củng cố. Ở thời điểm hiện tại, 3/6 nhân sự tại HĐQT của EVF là các lãnh đạo cấp cao trong hệ sinh thái Amber, bao gồm các thành viên là ông Lê Mạnh Linh (Chủ tịch HĐQT CTCP Amber Capital), ông Nguyễn Văn Hải (Giám đốc pháp chế CTCP Amber Capital), ông Nguyễn Trung Thành (Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Amya Holdings).

Ngoài ra, EVN Finance kết hợp với một doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái Amber là Amber Fintech trong việc phát triển Fast Money - dịch vụ cho vay tiêu dùng thông qua các nền tảng trực tuyến như MoMo, My Viettel...

 

Minh Nguyệt

31 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức trong tuần tới, Dược Hậu Giang có tỷ lệ cao nhất
Trong tuần từ 23/12 đến 27/12, thị trường chứng khoán có 31 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt.