|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Những cổ phiếu mà khối ngoại mua bán ròng nhiều nhất biến động giá ra sao?

21:42 | 12/02/2022
Chia sẻ
Những mã cổ phiếu trong top 10 mua ròng của khối ngoại từ đầu năm 2022 đến nay có xu hướng diễn biến tích cực hơn so với các cổ phiếu trong top 10 bán ròng.
Những cổ phiếu mà khối ngoại mua bán ròng nhiều nhất biến động giá ra sao? - Ảnh 1.

Một sản phẩm của Tập đoàn Masan bày bán trong hệ thống siêu thị VinMart. Cổ phiếu MSN của Masan là mã bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trong 6 tuần đầu năm 2022. (Ảnh: Song Ngọc).

Từ đầu năm 2022 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 3.591 tỷ đồng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm ở sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM.

Trong đó, khối ngoại mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh và bán ròng hơn 5.600 tỷ qua kênh thỏa thuận.

Giao dịch bán thỏa thuận đáng chú ý nhất do nhóm quỹ Ardolis Investment thực hiện hôm 19/1 với khối lượng 33 triệu cổ phần MSN (Tập đoàn Masan), tổng giá trị khoảng 4.700 tỷ đồng.

MSN cũng là cổ phiếu dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại kể từ đầu năm đến nay. Đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là các cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup) và HPG (Tập đoàn Hòa Phát). 

Năm 2021, HPG là cổ phiếu bị khối ngoại xả mạnh nhất với giá trị hơn 18.900 tỷ đồng, nhiều gấp hơn hai lần cổ phiếu đứng ngay sau là VPB (Ngân hàng VPBank).

Với cổ phiếu VIC, trong một tuần sau Tết Nhâm Dần (từ 7/2 đến hết 11/2), khối ngoại đã bán ròng 915 tỷ đồng, tương đương 41% tổng giá trị bán ròng từ đầu năm đến nay.

Nhà đầu tư nước ngoài tăng tốc xả VIC sau khi Tập đoàn Vingroup công bố kết quả kinh doanh quý IV kém khả quan với số lỗ sau thuế 9.248 tỷ đồng, lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Cả năm 2021, Vingroup lỗ thuần hơn 7.500 tỷ, đánh dấu lần đầu tiên tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam ghi nhận lợi nhuận âm.

Ngoài ảnh hưởng của các đợt giãn cách vì COVID-19, quyết định dừng sản xuất xe xăng từ kể cuối năm 2022 đã làm phát sinh nhiều chi phí cho Vingroup. Một công ty con của Vingroup là Vincom Retail (Mã: VRE) cũng nằm trong top 10 bán ròng của khối ngoại.

Ngược lại, một công ty con khác của Vingroup là Vinhomes (Mã: VHM) lại đứng đầu top mua ròng với giá trị 1.475 tỷ, gấp hơn hai lần cái tên đứng ngay sau là VietinBank (Mã: CTG). Trong khi Vingroup lỗ hàng nghìn tỷ thì Vinhomes có lãi ròng gần 12.000 tỷ trong quý IV, đứng đầu toàn thị trường.

Nhìn vào bảng thống kê dưới đây có thể thấy, những cổ phiếu ở nửa trên gồm nhiều ô màu xanh hoặc chỉ đỏ nhạt trong khi nửa dưới thường nhuốm màu đỏ sẫm. Điều này cho thấy những cổ phiếu mà khối ngoại mua ròng nhiều thường có giá diễn biến khả quan hơn so với những cổ phiếu bị bán ròng mạnh.

Những cổ phiếu mà khối ngoại mua bán ròng nhiều nhất biến động giá ra sao? - Ảnh 3.

YTD = từ đầu năm 2022 đến nay.

Nếu tính từ đầu năm 2021 đến nay, HPG của Hòa Phát đang dẫn đầu top bán ròng của khối ngoại với giá trị hơn 19.600 tỷ đồng, theo sau lần lượt là VPB, VIC, MSN và VNM. 

VHM của Vinhomes vẫn dẫn đầu top mua ròng, theo sau là STB của Sacombank, chứng chỉ quỹ FUEVFVND mô phỏng chỉ số VN Diamond, MWG của Thế Giới Di Động và chứng chỉ quỹ FUESSVFL mô phỏng chỉ số VN Fin Lead.

Những cổ phiếu mà khối ngoại mua bán ròng nhiều nhất biến động giá ra sao? - Ảnh 4.

Song Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.