|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Một thập niên khởi nghiệp tại Đông Nam Á

07:33 | 22/08/2022
Chia sẻ
Bức tranh công nghệ và khởi nghiệp Đông Nam Á đã trải qua những thay đổi lớn trong thập niên qua.

Từ đầu những năm 2010 khi các startup hứa hẹn bắt đầu xuất hiện đến thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ giữa thập niên và sự chững lại do COVID-19, Đông Nam Á đã có 10 năm đầy sự kiện. Hơn thế nữa, nhiều công nghệ mới đã góp phần thay đổi cuộc sống của người dùng và nhiều dịch vụ mới từng “khó tưởng tượng được” dần trở nên quen thuộc.

Nhiều chuyên gia nói rằng thập niên 2020 sẽ là “thời kỳ vàng” của Đông Nam Á vì những kinh nghiệm tích luỹ được trong thập niên 2010 trở thành nền tảng vững chắc để các startup có thể thành công.

Dù vậy, thập niên 2020 cũng có nhiều thách thức để các startup vượt qua như bối cảnh hậu đại dịch, nguy cơ suy thoái toàn cầu hay lạm phát cao. Các startup Đông Nam Á sẽ làm gì để đánh bại các thách thức trước mắt?

 

Đông Năm Á có thêm 40 triệu người dùng internet mới vào năm 2021, nâng tỷ lệ thâm nhập sử dụng internet trong khu vực này lên tới 75%. Trong số người dùng mới, 8/10 người được xếp vào nhóm người tiêu dùng số, đồng nghĩa với việc họ đã thực hiện ít nhất một khoản mua sắm trực tuyến trong năm ngoái. Xu hướng này không có dấu hiệu đảo ngược – người dùng internet mới sẽ vẫn online và tham gia vào nền kinh tế số.

Đồ hoạ: Thái Sơn

Thu nhập khả dụng của người dân Đông Nam Á cũng đang tăng lên và người dùng internet cởi mở với việc thử các dịch vụ trực tuyến mới, mở ra cơ hội cho các công ty công nghệ.

Đồ hoạ: Thái Sơn

Đông Nam Á cũng được kỳ vọng sẽ có bức tranh khởi sắc hơn so với kinh tế toàn cầu nói chung.

Theo World Bank, tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống còn 2,9% vào năm 2022, thấp hơn so vớim ức 4,1% dự đoán vào tháng 1. Tuy nhiên, ở Đông Nam Á, tăng trưởng được World Bank dự đoán ở mức 5%.

“Tầng lớn trung lưu mới nổi của Đông Nam Á mang đến một trong những cơ hội hấp dẫn nhất cho các công ty và nhà đầu tư trên thế giới”, Ian Sikora, giám đốc quỹ Openspace Ventures, nói.

 

Tình hình gọi vốn của các startup trong khu vực tăng đều từ năm 2017 và bật tăng mạnh mẽ trở lại trogn năm 2021 sau một năm 2020 đi xuống do đại dịch. Trong năm 2021, 37 tỷ USD đã được đổi vào các startup Đông Nam Á.

 Đồ hoạ: Thái Sơn

Logistics và vận tải là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn nhất với sự đóng góp lớn của Grab và Gojek. TMĐT và fintech cũng tiếp tục là các ngành chủ chốt. Dù vậy, Tech in Asia dự đoán tình hình gọi vốn sẽ chậm lại trong bối cảnh điều kiện kinh tế vĩ mô khiến các nhà đầu tư dè dặt hơn. Dù vậy, một số người cho rằng đây là một điều tích cực với hệ sinh thái.

“Sự chững lại của hoạt động đầu tư gần đây tạo ra một sức ép để các nhà sáng lập tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận”, ông Sikora chia sẻ. 

 

Trở lại thời điểm năm 2020, nhiều nhà đầu tư cho rằng các startup Đông Nam Á thiếu các đợt “exit” (rút lui) đáng chú ý. Thời điểm đó, Sea và Razer là 2 startup duy nhất có chiến lược “rút lui” được đánh giá cao. Hai công ty này thực hiện IPO vào năm 2017.

Dù vậy, trong 2 năm qua, hàng loạt startup Đông Nam Á cũng đã bắt đầu IPO. Bukalapak và Grab thực hiện IPO vào năm 2021 trong khi đó GoTo Group và PropertyGuru lên sàn vào đầu năm 2022.

 Đồ hoạ: Thái Sơn.  

Màn niêm yết trị giá 1,5 tỷ USD của Bukalapak là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử Sàn giao dịch chứng khoán Indonesia, trong khi đó Grab cũng có đợt niêm yết thông qua thâu tóm, sáp nhập với công ty SPAC lớn nhất thế giới (39,6 tỷ USD). GoTo Group kêu gọi được 952 triệu USD sau khi niêm yết còn PropertyGuru “chào sàn” với định giá 1,3 tỷ USD.

“Đây đều là những tín hiệu tích cực từ thị trường và sẽ làm tăng sự quan tâm vào startup trong khu vực từ đó chúng có thể thu hút vốn nhiều hơn”, Gary Khoeng, đối tác tại Vertex Ventures, nói. “Những đợt IPO trên là các cột mốc lịch sử và là sự khuyến khích lớn cho các công ty và nhà đầu tư khác trong khu vực”.

Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều công ty khác “exit” thành công trong tương lai gần song điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi có thể khiến hoạt động này chậm lại.

 

 

Đông Nam Á vẫn cod nhiều cơ hội trước mắt, đặc biệt là trong các ngành chủ chốt như TMĐT hay fintech.

TMĐT tiếp tục là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nhân trong khu vực. Doanh thu trong mảng này được kỳ vọng sẽ chạm mốc 142,7 tỷ USD vào năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 15,1%, con số này sẽ tăng lên 217,5 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam có thể là những thị trường lớn nhất.

Đồ hoạ: Thái Sơn

“Tăng trưởng TMĐT ở Đông Nam Á mới chỉ bắt đầy và sẽ tiếp tục là một trong số ít các “hương vị của thập niên” mang lại sự quan tâm bền bỉ của các nhà đầu tư”, bà Jessia Koh, giám đốc VVSEAI, nói.

Trong lĩnh vực này, thương mại nhanh và thương mại xã hội sẽ là 2 mảng ngách được đặc biệt quan tâm.

Theo quan điểm của bà Koh, thương mã xã hội do các nhà bán lẻ dẫn dắt có thể sẽ là một cách để TMĐT tiếp cận thị trường nhóm 2 và nhóm 3. Trong khi đó, thương mại nhanh và thương mại livestream sẽ phát triển ở các thị trường nhóm 1.

Fintech cũng là “ngôi sao đang lên” trong khu vực khi thanh toán tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh của Đông Nam Á. Thanh toán số vẫn là lĩnh vực lớn nhất trong mảng fintch với tổng giá trị giao dịch có thể sẽ đạt 195,8 tỷ USD trong năm nay.

Đồ hoạ: Thái Sơn

Sự tăng trưởng của các công ty web3 và blockchain tại Đông Nam Á cũng rất đáng chú ý. Trong 6 tháng đầu năm 2022, các startup blockchain Đông Nam Á kêu gọi thành công 525 triệu USD trong 24 thương vụ, cao hơn so với tổng vốn kêu gọi được ở lĩnh vực này từ năm 2018 đến năm 2020. Mặc dù ngành công nghiệp này vẫn còn non trẻ song việc gọi vốn tăng mạnh là một dấu hiệu tích cực.

 

Mặc dù bức tranh khởi nghiệp Đông Nam Á có nhiều hứa hẹn, nó cũng đang phải đổi mặt với một số thách thức.

Nhiều thương vụ IPO đình đám của Đông Nam Á chưa đi theo đúng kỳ vọng của giới đầu tư. Giá cổ phiếu của Grab, Bukalapak và PropertyGuru giảm mạnh từ thời điểm “chào sàn”. Trong khi đó, giá cổ phiếu của GoTo gần như dậm châm tại chỗ.

Mặc dù nhiều mảng kinh doanh của các startup đã có lãi hoặc lỗ giảm mạnh, phần lớn các startup chưa có lãi ở mức độ tập đoàn. Tất cả khiến nhiều người lo ngại về sự bền vững trong dài hạn của các mô hình kinh doanh.

Dù vậy, những sụt giảm này không phải đều là các tín hiệu tiêu cực. Ông Lim từ quỹ Monk’s Hill Ventures cho rằng việc giá cổ phiếu giảm đôi khi đến từ các vấn đề vĩ mô mà các công ty không thể kiểm soát.

Một thách thức khác của startup Đông Nam Á là thiếu hụt nhân tài. Tech in Asia nhận định vẫn còn quá sớm để khẳng định các khó khăn nói trên có để lại ảnh hưởng lâu dài lên bức tranh khởi nghiệp Đông Nam Á hay không. Dù vậy, nhiều người vẫn giữ quan điểm tích cực.

Đại diện của quỹ Golden Gate Ventures nói rằng triển vọng nói chung của Đông Nam Á vẫn rất tích cực.

“Đông Nam Á vẫn có tăng trưởng GDP bền vững ngay cả với tình hình thị trường hiện tại và chúng tôi đang thấu sự đa dạng hoá trong hệ sinh thái”, người này nói.

Thái Sơn