|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

[Infographic] Vì đâu thị trường chứng khoán biến động không ngừng?

13:12 | 28/08/2018
Chia sẻ
Giá trị của hầu như tất cả các loại tài sản đều biến động theo thời gian. Tuy nhiên, biến động giá cổ phiếu là loại biến động được biết đến nhiều nhất. Điều gì khiến cho thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng nghỉ như vậy?
infographic vi dau ma thi truong chung khoan luon bien dong khong ngung Một câu chuyện hay, thay ngàn con số: Những cám dỗ trong đầu tư chứng khoán
infographic vi dau ma thi truong chung khoan luon bien dong khong ngung
Nguồn: visualcapitalist.com. Việt hóa: Kiên Dương

Hiểu đúng về độ biến động

Infographic này nhằm mục đích giới thiệu về khái niệm độ biến động cũng như tác động của độ biến động tới các khoản đầu tư.

Tại sao một số giai đoạn lại có nhiều biến động hơn những giai đoạn khác?

Trong ngắn hạn, độ biến động chịu sự chi phối của kỳ vọng về lợi nhuận doanh nghiệp do những kỳ vọng này tác động tới nhu cầu đối với cổ phiếu. Kỳ vọng lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi các thông tin như:

  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Số liệu kinh tế mới công bố
  • Thay đổi đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp
  • Cải tiến, phát minh mới
  • Tâm lý bầy đàn
  • Thay đổi môi trường chính trị
  • Thay đổi lãi suất
  • Thay đổi tâm lý thị trường
  • Các yếu tố kinh tế, chính trị … khác

Các phương tiện truyền thông đại chúng và nhà đầu tư thường cố diễn giải nguyên nhân giá cổ phiếu thay đổi nhưng thực tế là thị trường chứng khoán là một thực thể vô cùng phức tạp và chịu tác động của rất nhiều nhân tố không lường hết được.

Nhân tố quan trọng nhất tác động tới biến động giá cổ phiếu là nhu cầu: Nếu giá cổ phiếu tăng lên (hoặc giảm xuống) trong một ngày, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng nhu cầu đối với cổ phiếu đó lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) nguồn cung.

Tính toán độ biến động

Trên phương diện kỹ thuật, độ biến động là một khái niệm thống kê đo lường độ phân tán của suất sinh lợi của một loại chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định

Nói cách khác, hai cổ phiếu có thể có cùng tỷ suất sinh lợi trong vòng 1 năm nhưng cổ phiếu A có thể biến động 1%/ngày trong khi cổ phiếu B biến động 5%/ngày. Như vậy cổ phiếu B có độ lệch chuẩn của suất sinh lợi lớn hơn hay độ biến động lớn hơn.

Sau đây là những đặc điểm cơ bản của độ lệch chuẩn – một thước đo biến động phổ biến:

  • Khoảng 68% số tỷ suất sinh lợi nằm trong khoảng suất sinh lợi trung bình +/- 1 độ lệch chuẩn
  • Để tính độ lệch chuẩn cần bình phương các sai phân, nghĩa là các sai phân âm và dương đều được kết hợp với nhau. Cần lưu ý rằng độ lệch chuẩn không cho nhà đầu tư biết chiều hướng của biến động (tăng/giảm) mà chỉ cho biết xác suất xảy ra một biến động dựa theo dữ liệu trong quá khứ.
  • Độ lệch chuẩn chỉ cho biết xác suất xảy ra một biến động dựa theo dữ liệu trong quá khứ.
  • Độ lệch chuẩn không cho nhà đầu tư biết chiều hướng của biến động (tăng/giảm)

Hai cổ phiếu với hai độ lệch chuẩn khác nhau có thể có cùng tỷ suất sinh lợi, nhưng cổ phiếu có đô lệch chuẩn lớn hơn thường biến động mạnh hơn cổ phiếu kia trong cùng một khoảng thời gian.

Biến động của thị trường

Độ biến động của thị trường là tổng hòa độ biến động của tất cả các cổ phiếu trên thị trường đó.

Ở Mỹ, chỉ số chứng khoán được theo dõi sát sao nhất là S&P 500 gồm 500 cổ phiếu của các công ty lớn nhất nước. Một thước đo độ biến động của chỉ số S&P 500 là chỉ số biến động CBOE hay còn được biết đến với mã giao dịch VIX.

Chỉ số VIX thường được viết dưới dạng điểm phần trăm và đại diện cho mức độ biến động của chỉ số S&P 500 trong một năm tới với khoảng tin cậy 68% - tương đương 1 độ lệch chuẩn trên đường phân phối chuẩn hình chuông.

Nếu chỉ số VIX bằng 12 nghĩa là trong 1 năm tới, chỉ số S&P 500 được kỳ vọng tăng 12% hoặc giảm 12%. Nói cách khác, chỉ số VIX đo lường “sự bất định” trong biến động tương lai của thị trường. Nhưng điểm quan trọng là chỉ số VIX chỉ đại diện cho kỳ vọng của nhà đầu tư, chứ không có tác dụng dự báo biến động tiếp theo của một chỉ số hay cổ phiếu.

Hợp đồng tương lai VIX ra đời năm 2004 và kể từ đó, nhà đầu tư có thể mua hoặc bán các quyền chọn dựa theo kỳ vọng nhà đầu tư hoặc sử dụng VIX để rào chắn rủi ro biến động của thị trường trong tương lai.

Độ biến động và tâm lý của thị trường chứng khoán nói chung là rất quan trọng. Vì cảm giác đau đớn vì thua lỗ thường mãnh liệt hơn nhiều cảm giác vui sướng vì có lãi, tâm lý này có tác động rất lớn tới việc ra quyết định ngắn hạn trên thị trường.

Thay đổi trong giá cổ phiếu không như ý muốn có thể khiến nhà đầu tư bi quan và hoảng loạn, và độ biến động lớn cũng đặt ra khá nhiều thử thách:

  • Sự bất định của thị trường có thể dẫn tới sợ hãi, khiến cho nhà đầu tư đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt
  • Nếu nhà đầu tư dự định bán cổ phiếu để lấy tiền, độ biến động cao hơn đồng nghĩa với việc khả năng bán với giá thấp hơn kỳ vọng cũng lớn hơn.
  • Độ biến động cao cũng có nghĩa là phân phối giá trị danh mục đầu tư trải rộng hơn khi lên kế hoạch đầu tư dài hạn.

Tuy vậy, độ biến động cũng tạo ra cho nhà đầu tư cơ hội thu được lợi suất cao vượt trội và đối với những nhà đầu tư dài hạn, kiên nhẫn, sự biến động có thể giúp cải thiện hiệu quả đầu tư.

Xem thêm

Kiên Dương

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện mức tăng lợi nhuận trên 70%, thêm ngân hàng lãi tỷ đô
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.