|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

[Infographic] So găng đại gia ngành thép: Ai 'cứng' hơn ai?

15:14 | 07/08/2018
Chia sẻ
Sản lượng thép 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, cả về sản xuất và tiêu thụ. Ở mặt hàng thép xây dựng và ống thép, Hòa Phát đang dẫn đầu thị phần với tỷ lệ trên 22%. Ở mặt hàng tôn mạ và sơn phủ màu, Hoa Sen nắm vững ngôi đầu với 37% thị phần, tăng từ mức 34% của năm 2017.
infographic so gang dai gia nganh thep ai cung hon ai Ngành thép Trung Quốc di cư trước chiến tranh thương mại, vào Việt Nam sẽ không dễ
infographic so gang dai gia nganh thep ai cung hon ai Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và trợ cấp thép cuộn cán nguội NK từ Việt Nam
infographic so gang dai gia nganh thep ai cung hon ai
Số liệu: Hiệp hội thép Việt Nam, báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đồ họa: Chu Toàn

Thời điểm 30/6, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) có quy mô tổng tài sản và tồn kho lớn nhất trong nhóm 5 công ty thép chúng tôi khảo sát. Tuy nhiên, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) lại có tỷ lệ nơ/tài sản và tồn kho/tài sản lớn nhất, lần lượt là 78% và 35%. Các tỷ lệ này của Hòa Phát lần lượt là 41% và 21%, cùng đứng thứ 2 trong 5 công ty.

Một doanh nghiệp thép khác cũng có tỷ lệ vay nợ lớn là CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG). Công ty hiện đang đầu tư cho các nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ giai đoạn 1 và 2, dự án nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu, Nam Kim Corea. Trong đó Nam Kim Corea dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý II/2018 với công suất 80.000 tấn/năm.

Về doanh thu, Hòa Phát cũng là doanh nghiệp dẫn đầu với 27.262 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, bỏ xa đối thủ thứ hai là Hoa Sen với doanh thu gần 18.000 tỷ đồng.

Dự án gang thép Dung Quất được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 được triển khai trong 24 tháng từ tháng 2/2017, công suất 2 triệu tấn/năm thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao.

Giai đoạn 2 được triển khai ngay từ tháng 8/2017 cũng có công suất 2 triệu tấn/năm. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành đi vào sản xuất cuối năm 2019.

Tuy nhiên khi xét hệ số vòng quay tài sản (Doanh thu/Tổng tài sản), Hòa Phát tỏ ra lép vế hơn các đối thủ khi hệ số này chỉ đạt 44%.

Nguyên nhân có thể là do Hòa Phát đang đẩy mạnh đầu tư vào Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Dự án có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, công suất 4 triệu tấn thép/năm nhưng hiện đang trong giai đoạn xây dựng, chưa tạo doanh thu.

Với việc khu liên hợp gang thép Hải Dương đã hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu thép các tỉnh phía bắc, việc sớm hoàn thiện và đưa vào hoạt động khu liên hợp ở Dung Quất được kỳ vọng sẽ giúp Hòa Phát xâm chiếm thị trường miền trung và miền nam - vốn là các thị trường truyền thống của CTCP Thép Pomina (Mã: POM).

Về biên lợi nhuận gộp cũng như biên lợi nhuận ròng, Hòa Phát đều dẫn đầu với các tỷ lệ lần lượt là 21% và 16%. Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) có biên lãi gộp thấp nhất chỉ 5% nhưng do công ty có lãi 472 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết nên biên lợi nhuận ròng tăng lên 6%.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) có biên lãi gộp khá cao gần 12% nhưng chi phí bán hàng của Hoa Sen cũng rất cao do công ty đang trong quá trình công ty liên tục mở thêm chi nhánh. Trong quý từ 1/4 đến 30/6/2018, chi phí bán hàng của Hoa Sen lên tới 50% lợi nhuận gộp (trong khi tỷ lệ này của Hòa Phát chỉ là 5,4%) khiến cho biên lãi ròng của Hoa Sen trong 6 tháng đầu năm 2018 chỉ còn gần 1%.

Xem thêm

Kiên Dương