|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 [Phiên 2]: Nâng cao hiệu quả đầu tư nhờ ứng dụng công nghệ mới

17:30 | 09/11/2023
Chia sẻ
Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024, đại điện từ các đơn vị cung cấp dữ liệu, giải pháp đầu tư trên thị trường đã đưa ra những chia sẻ về việc áp dụng công nghệ trong đầu tư chứng khoán giai đoạn hiện tại.

 

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu nhà đầu tư áp dụng giải pháp công nghệ để tìm kiếm cơ hội đầu tư và nâng cao hiệu suất danh mục ngày càng gia tăng. Tại sự kiện, những nhà lãnh đạo công ty công nghệ tài chính đưa ra những bàn luận về xu hướng đang diển ra trên thị trường hoặc định hướng phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Phiên 2: Nâng cao hiệu quả đầu tư nhờ ứng dụng công nghệ mới có sự tham gia của các diễn giả:

- Điều phối: TS. Nguyễn Hữu Huân, Chuyên gia kinh tế, Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM

- Ông Trần Ngọc Báu, Tổng Giám đốc CTCP Dữ liệu và Công nghệ tài chính WiGroup

- Ông Nguyễn Vũ Tuấn Hải – Sáng lập Stockmap

- Bà Nguyễn Ngọc Linh – Giám đốc Tự doanh DNSE

- Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam

- Ông Nguyễn Quang Đạt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DATX Việt Nam.

 Các diễn giả tham gia phiên 2. Nguồn: BTC.

TỔNG THUẬT PHIÊN 2: (Tiếp tục cập nhật).

TS. Nguyễn Hữu Huân: Chúng ta vừa theo dõi phóng sự ngắn về xu hướng ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Thưa ông Nguyễn Thế Minh, tại thị trường Việt Nam, các công ty chứng khoán lớn đang làm gì trước làn sóng công nghệ hiện nay?

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Kể từ sau giai đoạn COVID-19 vào năm 2020, thị trường có thêm những biến số khác như chiến tranh, xung đột địa chính trị. Chủ tịch Fed trong mỗi cuộc họp trong mỗi cuộc họp đều đưa ra dự báo, nhưng những cuộc đầu năm 2022 các dự báo đưa ra đều sai. Sau đó chủ tịch Fed không còn đưa ra nhận định cụ thể. Sau đó nữa, cơ quan của Mỹ đã đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Điều này cho thấy việc đưa ra quyết định theo dữ liệu là cần thiết.

Ứng dụng công nghệ vào chứng khoán đã manh nha từ trước, một số CTCK đã áp dụng. Đến 2022, việc này vẫn tiếp diễn với thiên thời địa lợi nhân hòa. Từ một vài CTCK đã áp dụng công nghệ, đến năm 2023, lĩnh vực Fintech, nổi lên là AI, các CTCK đã bắt đầu cung cấp sản phẩm như chatbot để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Xa hơn, các CTCK sẽ tiếp tục đưa ra những dịch vụ cao cấp hơn nữa. Theo tôi, việc đầu tư cho công nghệ là không dừng lại. Trước đây, bộ phận môi giới chiếm đa số trong cơ cấu nhân sự của CTCK, tuy nhiên giờ đây bộ phận IT chiếm đến 80-90% tại một số CTCK.

Một số CTCK đang nhìn nhận lại câu chuyện mô hình truyền thống có hiệu quả hay không, vì họ cũng quan tâm đến chi phí. Chưa kể là sắp tới, UBCKNN sẽ go-live (đưa vào vận hành) KRX, thì các CTCK cần đây mạnh gia tăng cấp dịch vụ cho khách hàng. 

 Ông Nguyễn Thế Minh,Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Ảnh: BTC.

DNSE nổi lên trong những năm gần đây nhờ chiến lược lấy công nghệ làm lõi, công ty đã làm gì để tiếp cận nhà đầu tư?  Có những khó khăn gì trong việc chuyển đổi chiến lược sang phát triển công nghệ?

Bà Nguyễn Ngọc Linh – Giám đốc Tự doanh DNSE: DNSE là một nhân tố mới đi sau, cách lựa chọn của DNSE là không đương đầu với người khổng lồ đi trước. Chiến lược công nghệ là xương sống sống còn của DNSE. Ứng dụng công nghệ vào đầu tư chứng khoán giúp nhà đầu tư giao dịch dễ dàng, minh bạch hơn. Công ty chứng khoán tiết kiệm được chi phí hơn về vận hành.

 Ông Nguyễn Quang Đạt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DATX Việt Nam. Ảnh: BTC.

Với các công ty công nghệ tài chính, họ đã làm gì để tiếp cận nhà đầu tư, định hướng phát triển sản phẩm của các công ty như DATX là gì? 

Ông Nguyễn Quang Đạt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DATX Việt Nam: Khi cổ phiếu tăng, nhà đầu tư đa số đều có lợi tuy nhiên khi thị trường giảm thì bài toán là làm sao phải quản trị rủi ro. Việc áp dụng Al vào đầu tư sẽ giúp NĐT tránh được những sự kiện rủi ro lớn. Cá nhân tôi đánh giá khi thị trường giảm mới là cơ hội bởi nếu chúng ta ứng dụng được công nghệ vào đầu tư sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Việc ứng dụng AI cá nhân hoá đến từng nhà đầu tư và làm tăng tính hiệu quả của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường. Hiện DATX đang cung cấp nhiều dịch vụ nền tảng hỗ trợ nhà đầu tư và các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Hải, nhà sáng lập Stockmap. Ảnh: BTC.

 

 

Ông Vũ Tuấn Hải có nhận định ra sao về thực trạng ứng dụng phân tích kỹ thuật hiện nay vào đầu tư chứng khoán tại Việt Nam và vì sao một số nhà đầu tư sử dụng nhiều bộ chỉ số vào phân tích nhưng đầu tư chưa hiệu quả?

 - Ông Nguyễn Vũ Tuấn Hải – Sáng lập Stockmap: Thực tế hiện nay, nhà đầu tư tiếp cận phân tích kỹ thuật vì cảm thấy là nó dễ song thực tế nó lại rất khó và phức tạp. Nhiều nhà đầu tư trên thị trường đang hiểu sai về phân tích kỹ thuật. Đa phần nhà đầu tư chỉ sử dụng dữ liệu lịch sử (historical data) nhưng đúng ra là phải sử dụng dữ liệu lịch sử kết hợp dữ liệu hiện tại (realtime data) mới đem lại hiệu quả.

Khi dùng phân tích kỹ thuật, chúng ta đang tìm hiểu xem NĐT trên thị trường đã làm gì và sau đó họ sẽ làm gì, thì khi đó cần phải nhìn vào realtime data xem những lệnh người ta đặt vào đó có ý nghĩa như thế nào, đặc biết như các lệnh Stop Order.

Những ai theo phân tích kỹ thuật đều phải chấp nhận một nguyên lý là tất cả sẽ phản ánh vào giá và khối lượng. Các chỉ báo như MACD, MA, Bollinger Band,...thì lại không dùng đến khối lượng, việc thiếu đi một nửa của dữ liệu có thể làm cho kết quả đưa ra bị sai lệch. 

Câu trả lời cho câu hỏi này là mọi người phân tích theo cách gì cũng được nhưng cần phải sử dụng cả historical data và realtime data thì mới cho ra kết quả chính xác hơn.

 

Xin hỏi ông Trần Ngọc Báu, với kinh nghiệm cung cấp nền tảng dữ liệu cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty chứng khoán và Fintech, ông có thể cho biết nền tảng dữ liệu của Việt Nam đã đủ để đáp ứng nhu cầu dữ liệu của thị trường chứng khoán hay chưa? Hiệu quả của việc sử dụng dữ liệu vào phân tích hiện nay như thế nào?

Ông Trần Ngọc Báu - Giám đốc CTCP Dữ liệu và Công nghệ tài chính WiGroup: Nền tảng về dữ liệu hiện tại chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu của nhà đầu tư. Trước năm 2010, nếu đầu tư chủ yếu chỉ dùng tin tức. Từ năm 2010 phân tích kỹ thuật xuất hiện ở Việt Nam nhưng chủ yếu ở mức sơ khai ở khối lượng và giá. Qua năm 2014 phân tích cơ bản bắt đầu du nhập vào Việt Nam.

Khi COVID-19 diễn ra, nhà đầu tư nhận ra rằng nếu chỉ nhìn về giá, tin tức thì nhà đầu tư lại bỏ sót câu chuyện tổng quan về vĩ mô, tiền tệ. Tôi đánh giá hiện thị trường còn thiếu dữ liệu về ngành, trái phiếu, vĩ mô, tiền tệ. Hiện chúng tôi chưa có công cụ đo lường về hiệu quả của việc sử dụng dữ liệu thì đầu tư tốt hơn bao nhiêu. Nhưng nếu dùng cách định tính thì có thể đánh giá dữ liệu cực kỳ quan trọng, giúp nhà đầu tư có góc nhìn tốt về thị trường và doanh nghiệp.

 Ông Trần Ngọc Báu - Giám đốc CTCP Dữ liệu và Công nghệ tài chính WiGroup. Ảnh: BTC.

Hiện có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ đầu tư, kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Với vai trò là giám đốc tự doanh một công ty chứng khoán có lợi thế về công nghệ, bà có thể chia sẻ điều mà rất nhiều NĐT cá nhân quan tâm là làm sao để có thể áp dụng các dữ liệu, các chỉ báo kỹ thuật hiện có để hiệu quả giao dịch tốt nhất?

Bà Nguyễn Ngọc Linh, Giám đốc Tự doanh DNSE: Ngày xưa nhà đầu tư có ít công cụ để hỗ trợ ngoài tin tức. Hiện tại, nhà đầu tư cá nhân đang có nhưng công cụ tiên tiến để tham gia thị trường chứng khoán hơn ngày đầu sơ khai.

Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, quá nhiều phương pháp đầu tư và chỉ báo sẽ khiến nđt bị loạn. Các nhà đầu tư cần có những công cụ cá nhân hoá để NĐT tìm ra phương pháp phù hợp vs mình nhất. Không có chén thánh nào trong quyết định thành công của NĐT cùng một công thức. 

 Bà Nguyễn Ngọc Linh, Giám đốc Tự doanh DNSE. Ảnh: BTC.

Với vai trò là một nhà phân tích, ông có thể chia sẻ thêm phương pháp phân tích và các quyết định mua bán cổ phiếu có bao nhiêu % đến từ công cụ phân tích?

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Trước đây, nhiều nhà đầu tư sẽ theo trường phái đầu tư của Warren Buffet là đầu tư giá trị. Sau đó khi phương pháp phân tích kỹ thuật tràn vào thì có một phương pháp nổi lên là phương pháp đầu tư tăng trưởng của William O'Neil.

Đến bây giờ, đây là phương pháp đang chiếm tỷ trọng khá trên thị trường, kể cả những nhà đầu tư có giá trị tài khoản lớn thì cũng sử dụng phương pháp này. Mỗi nhà đầu tư sẽ có cách lựa chọn cổ phiếu theo các tiêu chí của riêng mình, không hẳn là dùng phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản.

Bây giờ cả trên thế giới và cả thị trường Việt Nam đều sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này. Từ khi Warren Buffett không còn "thành công" trong mắt giới trẻ vào năm 2020 thì mọi người bắt đầu trào lưu sử dụng phương pháp đầu tư tăng trưởng rất nhiều. Tuy nhiên, với số lượng dữ liệu là rất lớn, nếu có những công cụ có thể xử lý, phân tích được số liệu,... thì việc lựa chọn cổ phiếu sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có phương pháp là giao dịch tần suất cao nhưng hiện nay cơ sở hệ thống giao dịch của chúng ta chưa đáp ứng được phương pháp này. Tại thị trường Mỹ thì phương pháp này đã quá phổ biến. Sắp tới với hệ thống KRX mới thì bước giá sẽ nhảy dài hơn, từ đó giaod ịch tần suất cao sẽ hiệu quả hơn. Từ ngày có giao dịch tần suất cao thì thanh khoản thị trường tăng rất nhiều, sắp tới có hệ thống KRX đưa vào sử dụng thì thanh khoản thị trường còn tăng cao hơn.

Tổng thể thì tôi thấy rằng vẫn có hai phương pháp là phân tích cơ bản và kỹ thuật, và có thể có nhiều cách kết hợp và biến tấu nhưng để làm được việc đó phải nhờ đến công nghệ vì số lượng dữ liệu quá lớn. Chúng ta cần database đầu vào và xử lý bằng model để đưa ra những kết quả phục vụ cho việc đầu tư. 

Ban Biên tập