|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cần nhiều tiền để 'đốt' trước khi thành công, các hãng gọi xe phải liên tục gọi vốn khiến tỷ lệ sở hữu của Founder bị 'bào mòn'

07:22 | 22/11/2021
Chia sẻ
Người sáng lập của các startup Đông Nam Á lớn như Grab hay GoTo đều không còn tới 5% cổ phần của công ty do mình dày công xây dựng.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á đang "dậy sóng" khi nhiều startup "kỳ lân" trong khu vực đang sẵn sàng IPO. Năm nay, Bukalapak đã có đợt IPO thành công trên sân nhà, trong khi đó Grab và GoTo cũng đang có những kế hoạch IPO được chờ đón.

Những đợt IPO này là "mồ hôi, nước mắt" của những người sáng lập startup. Họ đều có cơ hội trở thành triệu phú, hay thậm chí là tỷ phú, khi công ty mà mình sáng lập chính thức niêm yết thành công.

Nắm giữ chưa đến 5% cổ phần công ty

Dù vậy, phân tích của Tech in Asia dựa trên dữ liệu các công ty công nghệ lớn đã niêm yết trong ba năm qua, hoặc các công ty chuẩn bị IPO trong thời gian tới, cho cho thấy cổ phần của các nhà sáng lập Đông Nam Á thường có mức độ pha loãng lớn hơn so với nhà sáng lập từ các khu vực khác.

Vì sai - Ảnh 1.

(Nguồn: Công ty/Crunchbase/VentureCapital Insights/Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Trong số 15 công ty trong danh sách này, 9 công ty đã thực hiện IPO. Trong các công ty này, cổ phần của người sáng lập trước niêm yết dao động từ 5,5% đến 50,4%, với con số trung bình là 10,6%. Nhóm này bao gồm cả Bukalapak với 3 người đồng sáng lập nắm giữ 12,1% cổ phần công ty trước IPO.

5 trong số 6 công ty còn lại đến từ Đông Nam Á. Chúng được kỳ vọng sẽ IPO từ nay cho tới năm 2023. Cổ phần người sáng lập các startup này nắm giữ dao động từ 3,4% đến 7,9%, với con số trung bình là 4,8%.

Mảng gọi xe và giao đồ ăn có mức độ pha loãng cổ phần lớn hơn

Lý do nào đứng đằng sau việc nhiều nhà sáng lập startup Đông Nam Á nắm giữ cổ phần thấp hơn? Nguyên có thể đến từ thực tế rằng các ngành như gọi xe hay giao đồ ăn cần nhiều vốn để tăng trưởng hơn các ngành khác. Ngay cả các thị trường lớn cũng chỉ có chỗ cho một số lượng hạn chế các công ty tham gia phát triển.

Bên cạnh đó, với sản phẩm không có nhiều khác biệt, các công ty muốn phát triển thị phần cần phải mạnh tay chi các khoản chiết khấu cho khách hàng và các khoản thưởng cho tài xế, đối tác.

Thực tế, trong số 15 công ty trên, 5 công ty gọi nhiều vốn nhất trước khi niêm yết, bao gồm Uber, Didi, Grab, GoTo và Lyft, đều hoạt động ở mảng giao đồ ăn hoặc gọi xe. Dù vậy, nhận định nói trên chưa mang tính chất kết luận vì có nhiều công ty cũng ở trong mảng kinh doanh này mà người sáng lập vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần so với các mảng kinh doanh khác.

Vì sai - Ảnh 2.

(Việt hoá: Thái Sơn).

Lợi ích của việc tập trung vào một thị trường

Tech in Asia cũng cho rằng có mối liên quan giữa khu vực địa lý một startup tập trung với mức độ pha loãng cổ phần nắm giữ mà những người sáng lập phải đối mặt.

6 trong số 15 công ty trong danh sách tập trung vào Đông Nam Á. Trong số các công ty này, 3 công ty có người sáng lập nắm giữ ít cổ phần nhất trong toàn bộ danh sách công ty được nhắc đến. Một lý do cho điều này có thể đến từ việc Đông Nam Á không phải một thị trường đơn lẻ như Mỹ hay Trung Quốc.

Vì sai - Ảnh 3.

(Việt hoá: Thái Sơn).

Mặc dù ASEAN cổ vũ hoạt động thống nhất kinh tế giữa các quốc gia tham gia, mức độ hợp nhất mà ASEAN đạt đến vẫn chưa so sánh được với các tổ chức khác như EU. Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng của nó vẫn còn "hạn chế", Tech in Asia nói.

"Có 10 quốc gia khác nhau, 10 chính phủ khác nhau cùng văn hoá và ngôn ngữ khác nhau", ông Benjamin Lee, đồng sáng lập và CEO Seal Network, chia sẻ.

Việc tập trung vào một khu vực có mức độ phân mảnh cao khiến các startup cần đầu tư nhiều hơn để đảm bảo thị phần ở mỗi quốc gia mà mình hoạt động. Điều này cũng có thể giải tích vì sao người sáng lập Bukalapak có cổ phần ít bị pha loãng hơn so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Bukalapak hiện chỉ tập trung vào hoạt động ở thị trường Indonesia.

Bên cạnh đó, một lý do khác khiến người sáng lập startup Đông Nam Á thường không còn nhiều cổ phần là vì các công ty được thành lập và trải qua các vòng gọi vốn đầu tiên ở thời điểm sự quan tâm của các nhà đầu tư vào Đông Nam Á thấp hơn hiện tại rất nhiều.

Giá trị đầu tư mạo hiểm vào Đông Nam Á chỉ vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2013 và chỉ thực sự thăn ghoa vào năm 2018 khi giá trị tăng 3 lần so với năm trước đó lên mốc 8 tỷ USD. Tất nhiên, con số này vẫn khá nhỏ bé khi so sánh với Mỹ hay Trung Quốc. Dù vậy, cần nhìn nhận thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc là các thị trường lớn và có mức độ trưởng thành hơn rất nhiều.

Mức đầu tư mạo hiểm thấp hơn khiến các startup Đông Nam Á có định giá thấp hơn và mức độ pha loãng cao hơn. Tất cả các startup Đông Nam Á đều gọi vốn Series A lần đầu trước năm 2018.

Vì sao các nhà sáng lập startup kỳ lân Đông Nam Á không còn nhiều cổ phần lúc gặt 'trái ngọt'? - Ảnh 4.

(Nguồn: PitchBook, Dow Jones VentureSource, Vertex Holdings, Cento Ventures, Tech in Asia, Việt hoá: Thái Sơn).

Vì sao các nhà sáng lập startup kỳ lân Đông Nam Á không còn nhiều cổ phần lúc gặt 'trái ngọt'? - Ảnh 5.

(Nguồn: Dealroom.co, Tech in Asia, Việt hoá: Thái Sơn).

Nếu số lượng vốn đầu tư mạo hiểm là mấu chốt vấn đề, mức độ pha loãng cổ phần lớn của các nhà sáng lập có thể sẽ được khắc phục trong một vài năm tới.

Vì sao các nhà sáng lập startup kỳ lân Đông Nam Á không còn nhiều cổ phần lúc gặt 'trái ngọt'? - Ảnh 6.

(Nguồn: PitchBook, Dow Jones VentureSource, Vertex Holdings, Cento Ventures, Tech in Asia, Việt hoá: Thái Sơn).

Như có thể thấy từ biểu đồ trên quy mô vốn đầu tư mạo hiểm trên quy mô nền kinh tế (tính bằng GDP) đang thấp hơn tại Đông Nam Á.

Nếu Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng và quy mô gọi vốn trên quy mô nền kinh tế nói chung tiệm cận mức mà Trung Quốc và Mỹ đạt được, vốn đầu tư vào startup Đông Nam Á sẽ tiếp tục đều đặn tăng lên.

Nam Khánh