Ba năm thay 3 CEO, trọng dụng người cũ từ Alibaba: Lazada muốn thành 'bản sao' Amazon tại ĐNÁ
Khi Lazada ra mắt tại Đông Nam Á vào năm 2012, sàn thương mại điện tử có vị thế tốt để giành ngôi thống trị thị trường thương mại điện tử. Một thập niên sau đó, Lazada thiếu chút nữa đã thực hiện IPO cho đến khi công ty mẹ Alibaba tạm dừng kế hoạch này hồi đầu năm nay, theo Tech in Asia.
Được "chống lưng" bởi các nhà đầu tư lớn như Rocket Internet hay JPMorgan, Maximillian Bittner, Mads Furholt, Stefan Bruun, và Rafael Stauch đồng sáng lập Lazada. Ban đầu, Lazada được nhìn nhận như một bản sao của Amazon song thực tế nó đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc chơi thương mại điện tử Đông Nam Á từ những ngày đầu.
Kể từ thời điểm đó, Lazada trải qua nhiều thay đổi, bao gồm cả việc nhiều lần thay đổi CEO. Tháng 11/2018, ông Bittner được thế chỗ vị trí CEO bởi một cựu giám đốc fintech của Ant Financial có tên Lucy Peng. Thế nhưng, chỉ 9 tháng sau khi nhận chức, bà Lucy Peng cũng từ chức để nhường ghế cho ông Pierre Poignant, một nhân sự kỳ cực của Lazada, vào tháng 8/2019.
Ông Pierre Poignant rời Lazada vào tháng 6/2020 và ông Chun Li trở thành CEO thứ 3 của Lazada trong vỏn vẹn 3 năm. Ông tùng là giám đốc công nghệ mảng kinh doanh B2B của Amazon từ năm 2014 đến năm 2014. Ông Li đồng thời là CEO Lazada Indonesia. Điều này cho thấy thị trường Indonesia cực kỳ quan trọng ở mảng thương mại điện tử.
Ông Li không phải nhân sự cao cấp duy nhất của Lazada có mối liên hệ với Alibaba. Giám đốc tài chính Lazada Frank Luo cũng từng là giám đốc tài chính tại Alibaba từ năm 2017 đến năm 2018. Andy Huang, giám đốc logistics Lazada, cũng có 3 năm làm việc ở vị trí Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng và logistics tại Cainiao, một công ty logistics của Alibaba. Một số cựu nhân sự khác của Alibaba cũng phải kể đến Lilian Jiang, Howard Wang, và Raymond Yang với vị trí hiện tại lần lượt là giám đốc nhân sự, giám đốc công nghệ và giám đốc vận hành.