|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự chuyển dịch các mỏ đào bitcoin trên thế giới sau lệnh cấm thẳng tay của Trung Quốc

06:00 | 07/12/2021
Chia sẻ
Trung Quốc từng chiếm tới 3/4 năng lực đào bitcoin trên toàn cầu. Đến nay, con số này giảm xuống bằng 0 sau lệnh cấm của chính phù.

Đào bitcoin là quá trình xác nhận giao dịch trên sổ cái blockchain (chuỗi khối). Quá trình này cũng tạo ra thêm bitcoin và đưa đồng tiền mới vào lưu thông.

Để tham gia vào quá trình này, các cơ sở đào bitcoin thường cần một năng lực xử lý máy tính lớn, đồng nghĩa với việc chi phí điện năng luôn là loại chi chí cao nhất. Vì thế, các mỏ đào bitcoin thường tìm đến các địa phương có nguồn điện giá thấp.

Trong nhiều năm, Trung Quốc luôn là nơi tối ưu để lựa chọn vì có nguồn điện giá tốt. Dù vậy, vào tháng 9/2021, chính phủ Trung Quốc đã ban bố lệnh cấm toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch và đào bitcoin nói riêng và tiền mã hoá nói chung. Điều này khiến hoạt động đào bitcoin đang dịch chuyển sang Mỹ.

Các mỏ đào bitcoin giờ ở đâu sau lệnh cấm thẳng tay của Trung Quốc? - Ảnh 1.

(Nguồn: Visual Capitalist, Việt hoá: Thái Sơn).

Đến thời điểm tháng 8/2021, Mỹ đang chiếm tỷ trọng tới 35,4% hashrate (tỷ lệ băm) toàn cầu. Hashrate là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của thiết bị đào tiền mã hóa, trong đó có bitcoin. Chỉ mới 2 năm trước, Trung Quốc nắm giữ tới 3/4 hashrate toàn cầu. Như vậy, Trung Quốc hiện tại gần như là người ngoài cuộc trong cuộc đua có một phần miếng bánh doanh thu năm lên tới 6 tỷ USD từ hoạt động đào tiền mã hoá.

Theo giới chuyên gia, lý do các mỏ đào chọn Mỹ làm điểm đến mới là bởi Mỹ có mức độ ổn định cao hơn. "Nếu đang tìm kiếm nơi để dịch chuyển các mỏ đào hàng trăm triệu USD ra khỏi Trung Quốc, các mỏ đào sẽ muốn hướng đến những nơi có sự ổn định về địa lý, chính trị và tư pháp", ông Darin Feinstein, người sáng lập Core Scientific, chia sẻ.

Ở Mỹ, Texas hiện đang là một trong những điểm đến nóng hổi nhất với các cơ sở đào bitcoin. Bang này không chỉ có nhiều đất trống mà còn có một hạ tầng năng lượng chưa bị quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc các mỏ đào có thể đàm phán giá điện với các nhà cung cấp khác nhau.

Thái Sơn