|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 của Việt Nam đang ở mức độ nào so với khu vực?

16:23 | 12/09/2021
Chia sẻ
Trong số các nước Đông Nam Á đang có tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam có số ca nhiễm theo ngày thấp hơn Malaysia và Philippines. Vùng dịch lớn nhất khu vực - Indonesia ghi nhận tín hiệu tích cực khi số ca giảm mạnh rõ rệt.
Số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 của Việt Nam so với các nước trong khu vực đang ở mức độ nào? - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 với biến chủng Delta hiện vẫn đang diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á. Hơn một tháng qua, Indonesia - vùng dịch lớn nhất khu vực ghi nhận tín hiệu tích cực khi số ca giảm mạnh rõ rệt. Tuần đầu tháng 8, nơi đây ghi nhận số bệnh nhân mắc mới lên tới 30.000 trường hợp một ngày, có hôm lên 40.000 ca. Tuy nhiên từ đó nên nay số ca có xu hướng giảm dần. Từ đầu tháng 9 đến nay, Indonesia mỗi ngày chỉ ghi nhận thêm 4.000 - 5.000 ca.

Trái ngược với Indonesia, tình hình dịch ở Philippines vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngày 9/9 vừa qua, nước này ghi nhận số ca mới cao kỷ lục - hơn 27.800.

Tình hình dịch ở Malaysia cũng chưa khả quan khi số ca thường xuyên dao động ở mức 18.000 - 21.000 ca.

So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam ghi nhận số ca ít hơn, số ca đang đi ngang, dao động trong khoảng 10.000 - 15.000 ca. 

Thái Lan cũng ghi nhận số ca giảm dần so với đầu tháng 8. Từ việc thường xuyên có thêm 20.000 bệnh nhân mỗi ngày, từ đầu tháng 9 đến nay, số trường hợp nhiễm mới dao động trong khoảng 12.000 - 16.000.

Số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 của Việt Nam so với các nước trong khu vực đang ở mức độ nào? - Ảnh 2.

Về số ca tử vong vì COVID-19, Indonesia cũng là nước có số ca tử vong giảm mạnh, dù vậy vẫn cao so với Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. 

Còn tại Philippines, số trường hợp tử vong cũng giảm mạnh, từ cuối tháng 8 đến nay, nước này thường xuyên ghi nhận số ca tử vong dưới 100 ca.

Việt Nam, Malaysia, Thái Lan có số ca tử vong tương đương nhau, dao động trong khoảng 250 - 300 ca mỗi ngày.

Báo cáo về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tuần từ ngày 5-11/9 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 11/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tỷ lệ mắc mới COVID-19 tại cộng đồng trong tuần đã giảm so với tuần trước tại một số địa phương có số mắc cao: Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%, Long An giảm 3%.    

 Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%, trong đó TP HCM  giảm 30%, Đồng Nai giảm 50%, Long An giảm 30%, Tiền Giang giảm 70%.  

Số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 của Việt Nam đang ở mức độ nào so với khu vực? - Ảnh 3.

Theo Reuters, Indonesia và Thái Lan - hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, từ đầu tháng 9 này bắt đầu nới lỏng biện pháp hạn chế phòng dịch tại các nhà hàng, trung tâm mua sắm để giảm bớt những tác động tiêu cực với kinh tế.

Theo đó, từ ngày 1/9, thủ đô Bangkok và 28 tỉnh khác từng nằm trong danh sách có các ổ dịch nghiêm trọng của Thái Lan có thể mở cửa phục vụ ăn uống tại nhà hàng với công suất phục vụ từ 50 - 75%. Các nhà hàng, trung tâm mua sắm tại đây được hoạt động đến 20h.

Còn tại Indonesia, từ ngày 1/9, tại thủ đô Jakarta và một số khu vực đông dân trên đảo Java ở Indonesia, nhà hàng bên trong các trung tâm thương mại có thể mở cửa đón khách ở mức 50% công suất. Trung tâm thương mại có thể mở cửa đến 21h, trong khi các nhà máy được phép hoạt động như khi trước dịch.

Theo Reuters, giới chuyên gia y tế cho rằng việc nới lỏng các biện pháp chống dịch tại Indonesia và Thái Lan lúc này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ do tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Cùng với đó là lượng mẫu xét nghiệm còn ít, trong khi tỷ lệ dương tính cao hơn nhiều so với mức đề xuất 5% của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cụ thể, tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở Indonesia hiện vào khoảng 12% còn Thái Lan là 34%. Trong khi tỷ lệ tiêm một liều vắc xin ở cả hai nước này khoảng 30%, tỷ lệ tiêm ngừa đầy đủ ở Indonesia và Thái Lan lần lượt là 17% và 11%.

"Giờ đây, với biến thể Delta dễ lây lan và tỷ lệ tiêm chủng còn thấp, chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến số ca bệnh tăng trong những ngày tới", ông Rimal nói thêm.

Nhà dịch tễ học Tri Yunis Miko Wahyono của ĐH Indonesia cũng cho rằng Indonesia cần phải thận trọng hơn khi mở cửa lại.

Anh Đào

[LIVE] ĐHĐCĐ Techcombank: Phát triển thêm các mảng không phải thế mạnh như SME, tín dụng tiêu dùng
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.