|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

NIM ngân hàng tiếp tục gặp áp lực, lợi nhuận ngành ước tăng 20% trong năm 2025

16:53 | 30/12/2024
Chia sẻ
Các chuyên gia Chứng khoán BIDV cho biết mặc dù vẫn đối mặt với những thách thức về nợ xấu, triển vọng ngành ngân hàng năm 2025 vẫn tích cực nhờ vào sự cải thiện của NIM và sự phục hồi của tín dụng bán lẻ  trên đà phục hồi của thị trường bất động sản.

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng, huy động đồng đều

Trong báo cáo triển vọng ngành 2025, Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo tăng trưởng tín dụng và huy động năm 2025 đạt lần lượt 14 - 15% và 13%.

Theo số liệu báo cáo từ BSC, tính đến 27/11/2024, tăng trưởng tín dụng và huy động toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đạt lần lượt 11,5% và 7,7%. Tính đến ngày 13/12, tăng trưởng tín dụng đã đạt 12,5%, còn cách mục tiêu 2,5 điểm %.

Trước đó, ngày 28/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có công văn về việc cho phép các ngân hàng chủ động nới hạn mức tăng trưởng tín dụng 2024 nếu đã đạt từ 80% chỉ tiêu được NHNN thông báo từ đầu năm và đợt điều chỉnh tăng ngày 28/08/2024. Mức tăng tối đa vẫn là 2,5 điểm %. 

Nhóm phân tích BSC cho rằng dù diễn biến tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng 14-15% của NHNN, tuy nhiên chênh lệch với tăng trưởng huy động vẫn ở mức tương đối cao và điều này vẫn đang tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động.

Theo số liệu từ báo cáo BSC, các ngân hàng tăng cường huy động qua trái phiếu của TCTD từ đầu năm, lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 chiếm hơn 70% tổng giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ của thị trường (tổng giá trị phát hành gần 219.000 tỷ đồng). 

Tình trạng cung tiền M2 tăng trưởng thấp hơn tín dụng cho thấy sự mất cân đối trong luân chuyển tiền tệ, ảnh hưởng đến vòng quay tiền tệ, phần nhiều chịu ảnh hưởng bởi việc điều tiết bán USD và giải ngân công chậm khiến tiền gửi kho bạc nhà nước tắc nghẽn.

Theo đó, các chuyên gia nhận định việc quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công trong 2025 (tăng 17% so với 2024 được kì vọng là yếu tố quyết định để cải thiện tình trạng này, cũng như cải thiện việc giải ngân trung – dài hạn qua các dự án hạ tầng trọng điểm. Nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ là đầu tàu trong việc này. 

 (Nguồn: BSC Research)

Nợ xấu cần nhiều thời gian để hạ nhiệt 

Các chuyên gia nhận định tình hình nợ xấu trong ngành ngân hàng đang có những chuyển biến trái chiều, mặc dù có sự cải thiện nhẹ trong tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2 - 5) trong quý III/2024. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng 0,55 điểm % so với cùng kỳ, cho thấy chất lượng tài sản chưa hoàn toàn ổn định.

Dù chất lượng tài sản có sự cải thiện toàn ngành trong 9 tháng đầu năm 2024 khi tỷ lệ nợ xấu hình thành mới đang dần ổn định, tuy nhiên nhóm phân tích BSC cho rằng quá trình này có thể mất thời gian lâu hơn do tác động từ bão Yagi, trong bối cảnh tín dụng bán lẻ và SME vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ. 

Nhận định về triển vọng nợ xấu trong 1-2 quý tới của các ngân hàng sự phân hóa, nhóm phân tích đều kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ so với thời điểm cuối quý III/2024. Sự cải thiện về tỷ lệ nhảy nhóm nợ vẫn được vọng tiếp diễn tuy nhiên tốc độ vừa phải ít diễn biến bất ngờ, báo cáo BSC cho hay. 

 (Nguồn: BSC Research)

Về tỷ lệ bao phủ dự phòng nợ xấu, báo cáo BSC nhận định đã trở lại mức bình thường, tương đương trước dịch COVID-19. Các ngân hàng có tỷ trọng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02 chiếm khoảng 1,6% toàn hệ thống, trong đó một số ngân hàng như VPBank, MSB, TPBank có tỷ trọng cao hơn.

Các ngân hàng lớn khác có tỷ trọng dưới 0,5%. Các ngân hàng cần trích lập 100% dự phòng đến cuối năm 2024, tuy nhiên, tác động lên chi phí dự phòng sẽ được kiểm soát. Các ngân hàng về  bản đều nhận định rằng việc Thông  hết hiệu lực cũng không gây áp lực đáng kể đối với sức khỏe bảng cân đối.

Liên quan đến chính sách tái cơ cấu nợ chịu ảnh hưởng từ bão Yagi, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1510/QĐ-TTg vào 4/12/2024, trong đó quy định giữ nguyên nhóm nợ đối với dư nợ đáp ứng yêu cầu trước 7/9/2024 và mức trích lập dự phòng cụ thể tối thiểu phải bổ sung, chia theo các mốc 35% đến hết 2024, 70% đến hết 2025, và 100% đến hết 2026. Ước tính dư nợ bị ảnh hưởng do bão chiếm khoảng 1,1% hệ thống tại cuối quý III/2024.

Dù vậy, nhóm phân tích cho rằng 2025 có thể là giai đoạn toàn ngành làm dày bộ đệm LLCR trở lại, khi phần tích lũy trong giai đoạn dịch COVID-19 đã không còn, do đó dư địa để sử dụng bộ đệm dự phòng nhằm kiểm soát nợ xấu không còn nhiều. 

Mặc dù nợ xấu đang có xu hướng cải thiện, quá trình này có thể mất thời gian và các ngân hàng cần kiểm soát chi phí trích lập dự phòng. Các ngân hàng có mức LLCR cao sẽ có lợi thế trong việc đối phó với áp lực chi phí tín dụng trong năm 2025, báo cáo BSC thông tin thêm. 

NIM cải thiện ở mức thấp, lợi nhuận ngành ngân hàng đạt 20%

Nhìn về 2025, các chuyên gia BSC đưa ra kịch bản cơ sở NIM của ngành ngân hàng tiếp tục gặp áp lực, đặc biệt trong nửa đầu năm 2025, khi cạnh tranh về lãi suất đầu ra vẫn tiếp diễn và tín dụng bán lẻ cần thêm thời gian để phục hồi mạnh mẽ, phụ thuộc vào sự tiến triển của thị trường bất động sản. 

Các chuyên gia dự báo NIM cải thiện ở mức khiêm tốn, với mức tăng bình quân dưới 0,1 điểm % so với năm 2024. Tuy nhiên, một số ngân hàng sẽ có sự phục hồi vượt trội nhờ chiến lược đặc biệt, đơn cử như Techcombank có thể cải thiện NIM 0,15% nhờ chi phí vốn thấp và chính sách lãi suất linh hoạt. VPBank cũng được kỳ vọng tăng 0,12% nhờ khẩu vị giải ngân thận trọng và sự phục hồi của tín dụng bán lẻ.

Về chi phí tín dụng dự báo sẽ biến động nhẹ trong khoảng 0,1 điểm % so với 2024.Tuy nhiên, một số ngân hàng sẽ có khả năng cắt giảm trích lập mạnh mẽ, nhờ vào quá trình xử lý nợ xấu và cải thiện chất lượng tài sản. Có thể kể đến VietinBank với mức giảm 0,21% sau ba năm tập trung xử lý nợ xấu, VPBank giảm 0,26% nhờ tái cơ cấu danh mục cho vay tại FECredit, và VIB giảm 0,3% nhờ mở rộng khách hàng SME.

 (Nguồn: BSC Research)

Trước những kịch bản cơ sở, các chuyên gia BSC đưa ra dự báo tích cực kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng 2025 (nhóm ngân hàng nghiên cứu) tiếp tục cải thiện lên mức 20% (so với mức 14% dự kiến trong 2024).

Các động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện nhẹ của NIM, chất lượng tài sản nằm trong tầm kiểm soát với sự hỗ trợ từ các quy định tái cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn tăng trưởng tín dụng tiếp tục được thúc đẩy với sự gia tăng ảnh hưởng của tín dụng bán lẻ trên đà phục hồi của thị trường bất động sản.

Minh Nguyệt